TRIỂN VỌNG CỦA HÀNH LANG KINH TẾ CÔN MINH-LÀO CAI-HÀ NỘI-HẢI PHÒNG-QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu vai trò của Hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt –Trung.doc (Trang 54 - 59)

QUẢNG NINH 3.1 CÁC GIẢI PHÁP

3.2. TRIỂN VỌNG CỦA HÀNH LANG KINH TẾ CÔN MINH-LÀO CAI-HÀ NỘI-HẢI PHÒNG-QUẢNG NINH

CAI-HÀ NỘI-HẢI PHÒNG-QUẢNG NINH

Vì hành lang kinh tế này đặt trong ACFTA nên triển vọng là khả quan bởi yêu cầu thúc đẩy ACFTA phải bắt đầu từ các đột phá. Hành lang này sẽ là một trong các đột phá để khai thông các chương trình hợp tác trong khuôn khổ ACFTA.

Trung Quốc đã là thành viên WTO và vào năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO nên điều kiện này sẽ có hiệu ứng tích cực để thị trường hai bên trở nên hấp dẫn hơn với các đối tác bên ngoài khu vực. Hành lang kinh tế sẽ trở thành địa chỉ hấp dẫn hơn khi nó là hình ảnh tích cực của vùng kinh

tế biên mậu tự do điển hình để làm cầu nối cho sự thâm nhập của các nhà đầu tư và kinh doanh quốc tế vào thị trường nội địa của cả Việt Nam và Trung Quốc.

Cùng nối với hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh sẽ tham gia tạo lập một tam giác phát triển, kết nối tất cả các tỉnh miền Đông Nam và miền Tây Nam (Trung Quốc) cùng với toàn bộ các tỉnh miền núi và đồng bằng Bắc Bộ (Việt Nam) thành một trung tâm phát triển đáng kể của Đông và Đông Nam Á. Đây có thể coi là vùng đệm rất có tiềm năng trong quan hệ liên kết giữa ASEAN (thông qua tuyến hành lang Đông Tây) với các tỉnh miền Tây Nam và Duyên hải Đông Nam Trung Quốc cũng như sự gia tăng hoạt động kinh tế thương mại giữa các nền kinh tế Đông Á đối với tam giác phát triển này, thích ứng với xu hướng và triển vọng ra đời của khu vực mậu dịch tự do toàn Đông Á nay mai. Với sự hợp tác của hai nước về hạ tầng kỹ thuật trên tuyến hành lang kinh tế này đã tạo thuận lợi cho việc thông thương, trên bộ cũng như qua các cảng biển sẽ mở ra nhiều triển vọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt –Trung và đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 17,6 tỷ USD vào năm 2010, 30 tỷ USD và 50 tỷ USD vào năm 2015 và 2020 [12]. Trong tương lai, hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng –Quảng –Ninh với lợi thế sẽ phát huy tốt vai trò của mình, ngày càng thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên lĩnh vực thương mại, du lịch, và đầu tư ở khu vực hành lang nói riêng và trong quan hệ hai nước Việt Nam –Trung Quốc nói chung.

Về thương mại đã có nhiều thương nhân Trung Quốc đã sang Việt Nam buôn bán tại các chợ cửa khẩu như: Móng Cái (Quảng Ninh ), cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng sơn )…..và nhiều gian hàng doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua khu kinh tế cửa khẩu. Gần đây hội chợ thương mại lần thứ 13 được tổ chức giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra tại Quảng Ninh, đây là cơ hội để hai bên giới thiệu về sản phẩm, quảng bá về hình ảnh sản phẩm nhằm tiến tới hợp tác ký kết các hợp đồng thương mại.

Hành lang kinh tế này không chỉ là nơi diễn ra giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn diễn ra giữa Việt Nam-ASEAN, Trung Quốc –ASEAN, và các nước khác trong khu vực. Như vậy xét trên các khía cạnh đã phân tích, hoàn toàn có thể khẳng định rằng hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai –Hà Nội – Hải Phòng –Quảng Ninh có nhiều thuận lợi để phát triển và chắc chắn sẽ là có triển vọng tốt đẹp trong tương lai.

Tóm lại: Để hành lang kinh tế Côn Minh–Lào Cai–Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh tiếp tục phát triển theo chiều sâu thì phía doanh nghiệp và nhà nước hai bên đã đề ra từng giải pháp cụ thể hiện tại cũng như lâu dài về sau. Trong tương lai hành lang này sẽ có nhiều triển vọng phát triển mở ra, góp phần tăng cường mối quan hệ Việt –Trung bền vững hơn.

KẾT LUẬN

Như vậy trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh có đủ lợi thế đón nhận để phát triển kinh tế xã hội và góp phần xây dựng mối quan hệ hai nước Việt –Trung phát triển toàn diện và bền vững.

Trong thời gian qua hành lang kinh tế này đã và đang phát huy tốt vai trò của mình trong quan hệ thương mại giữa hai nước cũng như đáp ứng phù hợp với đường lối chiến lược của nước ta là nhằm từng bước cải thiện dần dần đời sống của nhân dân vùng biền giới phía Bắc nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có tiềm năng phát triển kinh tế nhưng chưa được khai thác triệt để, do đó phát triển tuyến hành lang Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh tạo cơ sở bền vững nhằm khai thác tối đa lợi thế của khu vực, nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng trong cả nước. Đặc biệt thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh thuộc khu vực hành lang, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Việc xây dưng và phát triển hành lang kinh tế còn là mục tiêu chiến lược lâu dài của hai nước, trao đổi buôn bán không chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp giữa hai

nước mà còn mở rộng không gian, tạo lan tỏa ra bên ngoài đưa sản phẩm ra những thị trường xa hơn ở các khu vực trên thế giới. Hợp tác phát triển trên hành lang này cũng là cơ hội để Việt Nam và các tỉnh Vân Nam trao đổi những khoa học kỹ thuật cho nhau… Hơn nữa hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai–Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh đóng vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy, gia tăng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt –Trung trong năm qua và đạt được những thành tựu đáng kể trên một số lĩnh vực như thương mại, dịch vụ du lịch, đầu tư... Đây là điều đáng mừng cho chính phủ hai bên để đẩy mạnh hợp tác song phương nên tầm cao mới. Hai bên cần có những chính sách phù hợp, tạo ra môi trường cho các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp Việt Nam, ASEAN giao thương, buôn bán với Vân Nam và các tỉnh miền Tây Trung Quốc qua các cửa khẩu quốc tế. Điều này đã được lãnh đạo hai nước Việt Nam-Trung Quốc thống nhất chỉ đạo tập trung đầu tư cho, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu trở thành khu kinh tế cửa khẩu quốc tế lớn và hiện đại để phục vụ yêu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như nhu cầu vận tải hàng hóa quá cảnh từ Trung Quốc, Việt Nam, ASEAN.

Nhiều dự án đầu tư giữa hai nước chủ yếu tập trung vào xây dựng và nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông quan trọng đảm bảo cho quá trình vận chuyển được thông suốt. Đến nay hoạt động buôn bán qua các cửa khẩu nằm trên hành lang Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội –Hải Phòng –Quảng Ninh diễn ra rất sôi động và tấp nập, biểu hiện rõ nét là kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh so với những trước. Hàng hóa lưu thông trên tuyến hành lang ngày càng nhiều và đa dạng hơn, hình thành nên các chợ trung tâm, chợ lớn có nhiều người Trung Quốc sang thuê cửa hàng để bán hàng hóa.

Bên cạnh đó thì hoạt động du lịch phát triển tương đối, nhiều khách du lịch Trung Quốc đã thông qua khu cửa khẩu để đến thăm quan địa danh nổi tiếng của nước ta. Thông qua hành lang kinh tế này giúp chúng ta thu hút khách ngày càng nhiều khách du lịch tới Việt Nam, là dịp để Việt Nam quảng bá giới thiệu hình ảnh đất nước mình đến các nước bạn bè trên thế giới để họ biết được một nước Việt Nam với nhiều khu di tích danh lam thiên nhiên đẹp huyền bí và đầy sức cuốn hút.

Tuy nhiên hành lang này vẫn có nhiều vấn đề còn tồn tại, chúng ta chưa khai thác được hết tiềm năng của vùng, hoạt động quản lý chưa được chặt chẽ vẫn diễn ra tình trạng buôn lậu, việc trao đổi hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn còn, thời gian làm thủ tục kéo dài….Trước những mặt còn hạn chế như vậy cần đặt ra những giải pháp thích hợp để thúc đẩy phát triển hành lang, giảm thiểu tối đa những hạn chế. Trong đó điều đầu tiên quyết định nhất là giao thông vận tải. Do đó, việc nâng cấp và cải tạo các tuyến đường bộ, đường sắt là cần thiết. Ngoài ra cần phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa (dịch vụ cảng biển, kho bãi ), cải cách thủ tục hành chính, giảm cước phí vận tải. Tăng cường hợp tác về thương mại, du lịch và đầu tư trên hành lang. Đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định giữa hai bên Việt Nam và Trung Quốc nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, thông thoáng cho thương mại, đầu tư và du lịch ngày càng phát triển hơn.

Cần đơn giản về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, thủ tục xuất nhập cảnh, thuế quan, kiểm dịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho các tổ chức, doanh nghiệp, du khách và cá nhân.

Xây dựng cơ chế điều hành linh hoạt, hiệu quả giữa các cơ quan hải quan, kiểm dịch, thương vụ, thông tin hàng hoá, thị trường giá cả, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình hoạt động. Thường xuyên tổ chức đưa các đoàn đi thăm quan khảo sát tình hình hoạt động ở khu vực cửa khẩu để nắm bắt thông tin thị trường qua đó đáp ứng đúng nhu cầu hàng hóa, nâng cao khẳ năng cạnh tranh của các hàng hóa và dịch vụ. Phải đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm cũng như chất lượng của nó. Để tránh bị thua thiệt trong buôn bán thì các doanh nghiệp phía Việt Nam phải hiểu rõ luật thương mại mà Trung Quốc đã qui định.

Như vậy với những gì mà hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội – Hải Phòng –Quảng Ninh đã gặt hái được là nhân tố tiếp thêm sức mạnh để quan hệ Việt –Trung tiếp tục đơm hoa kết trái, đóng góp tích cực vào hòa bình và thịnh vượng của cộng đồng ASEAN và cộng đồng Đông Á. Do thời gian có hạn và bản thân em mới là một sinh viên mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu lý luận là chủ yếu, về

mặt thực tiễn còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học các nhà chuyên môn để khóa luận của em được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu vai trò của Hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt –Trung.doc (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w