Các Loại Cước Hàng Không Và Trách Nhiệm Của Người Chuỵên Chở Hàng Không

Một phần của tài liệu Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không.doc (Trang 57 - 62)

Phiếu đóng gói (Packing List)

Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)

Sau khi xem xét hồ sơ, hải quan tiến hành kiểm và ký thông báo thuế.

3.4.Thanh toán các khoản liên quan và đưa hàng ra khỏi sân bay

Người giao nhận tiến hành nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanh toán mọi khoản cước thu sau, làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không, thông quan cho hàng hoá.

Giao hàng cho người nhập khẩu tại kho của người nhập khẩu cùng giấy tờ hải quan và thông báo thuế.

Người nhập khẩu nhận hàng và thanh toán các chi phí mà người giao nhận đã nộp cùng với phí giao nhận cho người giao nhận.

4. Các Loại Cước Hàng Không Và Trách Nhiệm Của Người Chuỵên Chở Hàng Không Hàng Không

4.1 Các loại cước hàng không

4.1.1 Cước hàng bách hoá (General Cargo Rates- GCR)

Là loại cước áp dụng cho những hàng hoá thông thường vận chuyển giữa hai sân bay mà không áp dụng bất kỳ một loại cước đặc biệt nào. Cước này cao hay thấp phụ thuộc vào trọng lượng của hàng hoá, khối lượng hàng: càng nhiều thì giá cước

4.1.2 Cước tối thiểu ( Minimum Charges- M)

Là giá cước thấp nhất mà một hãng hàng không có thể vận chuyển một lô hàng, có tính đến các chi phí cố định mà hãng hàng không phải chi ra để vận chuyển.

4.1.3 Cước đặc biệt ( Specific Commodity Rates- SCR)

Là loại cước áp dụng cho những hàng hoá đặc biệt xuất phát từ một địa điểm t cụ thể đến một nơi đến cụ thể. Cước này thường thấp hơn cước hàng bách hoá và được công bố cho những hàng đặc biệt hay hàng hoá chuyên chở trên những tuyến đường đặc biệt. Mục đích của cước này là dành cho chủ hàng một giá cước cạnh tranh nhằm khuyến khích họ gửi hàng bằng máy bay để tận dụng khả năng chuyên chở của hãng hàng không.

4.1.4 Cước phân loại hàng ( Class Rates/ Commodity Classification Rates)

Cước này thường được thể hiện bằng số phần trăm của cước bách hoá hoặc một khoản phụ thêm vào cước bách hoá và được áp dụng cho một số ít mặt hàng ở trong hoặc giữa cáckhu vực quy định. Cước này được áp dụng khi không có cước đặc biệt cho hàng hoá nàođó. Các mặt hàng thường được áp dụng loại cước này là: Ðộng vật sống (150% GCR);hàng giá trị cao; vàng bạc, đá quý( 200% GCR); sách báo, tạp chí, catalô. sách cho người mù( 50%), hài cốt...

4.1.5 Cước áp dụng cho tất cả mặt hàng ( Freight All Kinds- FAK)

Giá cước loại này tính theo khối lượng và áp dụng cho tất cả các mặt hàng trong một container không phân biệt đó là hàng gì. Cước này không áp dụng cho các mặt hàng như hàng dễ hư hỏng, động vật sống, hàng giá trị cao...

4.1.6 Cước container ( Container Rates)

Nếu hàng được đóng trong container thích hợp với việc vận chuyển bằng máy bay thì hãng hàng không sẽ áp dụng một giá cước hạ hơn.

4.1.7 Cước giá trị

Là cước heo giá trị hàng hoá kê khai. Ví dụ, nếu hàng có giá trị trên 20 USD/kg thì cước là 5% giá trị kê khai.

4.2 Trách nhiệm của người chuyên chở Hàng không:

Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại trong trường hợp hàng hoá,hành lý bị phá huỷ, mất mát hoặc hư hỏng với điều kiện là sự cố gây ra thiệt hại đó xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng không.

Vận chuyển hàng không bao gồm thời gian mà hàng hoá nằm trong sự trông nom, quản lý của người chuyên chở, dù ở sân bay, ở trong máy bay hoặc trong trường

Người chuyên chở hàng không sẽ không chịu trách nhiệm nếu anh ta chứng minh được rằng sự phá huỷ, mất mát hoặc hư hỏng là do các nguyên nhân sau đây gây ra: - Tính chất hoặc khuyết tật vốn có của hàng hoá

- Khuyết điểm về bao bì của hàng hoá do một người không phải là người chuyên chở hoặc đại lý của họ gây ra;

- Hành động chiến tranh hoặc xung đột vũ trang ;

- Hành động của nhà cầm quyền liên quan đến việc vào, ra hay quá cảnh của hàng hoá.

Người chuyên chở hàng không sẽ mất quyền hưởng giới hạn trách nhiệm nói trên, nếu

người chuyên chở hàng không phạm lỗi cố ý hoặc cẩu thả, mặc dù biết rằng tổn thất có thể xảy ra.

Ngoài ra, người chuyên chở còn phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do chậm trễ trong việcvận chuyển hành khách, hành lý và hàng hoá. Tuy vậy, người chuyên chở không chịu trách nhiệm về chậm trễ nếu người chuyên chở chứng minh được anh ta và người làm công hay đại lý của anh ta đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tránh thiệt hại hoặc đã không thể ápdụng được những biện pháp như vậy.

KẾT LUẬN

Khoa học kỹ thuật đã và đang phát triển không ngừng mang đến cho nhân loại những tiến bộ vượt bật trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Chúng ta có thể minh chứng điều này trong lĩnh vực vận tải giao nhận quốc tế với nhiều loại hình vận tải không ngừng được cải tiến, hoàn thiện và phát triển.. sao cho tận dụng hết cũng như phát huy được ưu điểm cũng như lợi thế của từng loại hình vận tải giao nhận. Điều này đã góp phần thúc đẩy hàng hóa được lưu thông nhiều hơn, hoạt động thương mại thế giới phát triển mạnh mẽ và dễ dàng hơn.

Việc nắm rõ đặc điểm cũng như tính năng của từng loại hình vận tải, giúp nhà xuất nhập khẩu có nhiều sự chọn lựa trong việc áp dụng phương thức vận tải cho hàng hóa của mình sao cho tiết kiệm chi phí tốt nhất, lựa chọn giá bán phù hợp nhất, hàng hóa cạnh tranh hợp lý mà vẫn đảm bảo an toàn tránh các rủi ro không cần thiết cho hàng hóa.

Do đó, một yêu cầu cần thiết đối với những sinh viên ngoại thương cũng như những người làm trong lĩnh vực thương mại, vận tải giao nhận là phải có một kiến thức chuyên môn sâu, bên cạnh đó là không ngừng học hỏi, trao dồi thêm kiến thức trong lĩnh vực hoạt động này. Điều này không những hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của mình, mà còn góp phần phát triển nền công nghiệp thương mại trong nước ngày một phát triển tốt hơn.

PHÂN CHIA CÔNG VIỆC CỦA NHÓM1/. Phan Thị Thanh Sang (NT) 1/. Phan Thị Thanh Sang (NT)

- Phụ trách chương I phần: Giới thiệu khài niệm về dịch vụ giao nhận và giới thiệu về người giao nhận. người giao nhận.

- Phụ trách làm powerpoint.2/. Phạm Lan Phương Hân 2/. Phạm Lan Phương Hân - Thuyết trình

- Phụ trách chương I phần: Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa tại Việt Nam. Nam.

3/. Nguyễn Thị Yến Nhi + Trương Thị Phương Thảo + Nguyễn Thị Tuyết: Phụ trách chương III.

4/. Trương Thị Minh Ngoc

Phụ trách chương II phần: Các chứng từ +Quy trình giao hàng XK bằng đường biển. 5/. Nguyễn Thị Diễm Thu

Phụ trách chương II phần: Tổng quan các chứng từ + Quy trình giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển.

6/. Lê Kim Ngân

Một phần của tài liệu Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không.doc (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w