2.2.1.1. Các công việc thực hiện trước kiểm toán.
• Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán.
Trước khi ký kết một hợp đồng kiểm toán, đặc biệt là đối với một khách hàng mới, Nexia ACPA phải thực hiện việc đánh giá sơ bộ để đảm bảo có thể cung cấp được dịch vụ kiểm toán một cách chuyên nghiệp nhất; hoặc có thể dựa trên các cuộc kiểm toán trước, về thái độ khách hàng, của hệ thống kế toán để quyết định có tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán hay không.
Đối với khách hàng ABC, đây là khách hàng cũ của Công ty đã thực hiện kiểm toán trong nhiều năm. ACPA đã có nhiều hiểu biết về ABC: Hệ thống quản lý, KSNB, và ACPA có những đánh giá tốt về khách hàng này. Vì vậy, trong kỳ kiểm toán tới Công ty chỉ thu thập thêm các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định có kiểm toán trong năm nay không. Công việc này do chủ phần hùn quyết định.
• Chuẩn bị nhân sự.
Tùy vào quy mô, mức độ phức tạp của khách hàng, số lượng và thời gian kiểm toán có thể khác nhau. Thông thường, số lượng KTV từ 4-5 người, và ít nhất phải có 2-3 KTV là thành viên của các kỳ kiểm toán trước.
Ở khách hàng ABC, được đánh giá là có quy mô lớn và quy trình sản xuất phức tạp nhưng do đã thực hiện kiểm toán trong nhiểu năm nên số lượng kiểm toán là 4 người và dự kiển hoàn thành trong 5 ngày.
Hai bên ký hợp đồng kiểm toán cùng thỏa thuận về mức phí, các điều khoản của hợp đồng.
2.2.1.2. Tìm hiểu quy trình hoạt động kinh doanh của khách hàng
Bước này cung cấp nền tảng cho việc đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro và phân tích điều kiện kinh doanh và quá trình xử lý thông tin. Quá trình này cũng giúp nhóm kiểm toán xác định và khoanh vùng những sai phạm, gian lận và khả năng sai sót mà có thể ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính và khả năng đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Bước này giúp xác định những tài khoản trọng yếu rủi ro thấp mà cần thực hiện các thủ tục bổ trợ để tuân thủ yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi GAAS ).
Tại khách hàng ABC, những thông tin khái quát nhất về hoạt động kinh doanh của công ty như sau:
ABC là Công ty 100% vốn nước ngoài, hoạt động theo giấy phép đầu tư số */GP-KCN-HN ngày 15 tháng 1 năm 2001 do Ban Quan lý khu Công nghiệp và chế xuất cấp, có thời hạn trong 47 năm. Vốn điều lệ là 1,500,000 USD. Vốn đầu tư là 4,000,000 USD. ABC có Công ty mẹ tại Tokyo, Nhật Bản.
ABC hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Sản phẩm chính là sản xuất và xuất khẩu dây dẫn điện.. ABC là khách hàng năm thường niên của Công ty. Công ty đã tiến hành kiểm toán trong 4 năm tài chính. Khách hàng chính của ABC là Công ty mẹ bên Nhật, Panasonic ngoài ra trong năm tới, công ty mở rộng hợp tác với Canon.
Doanh thu, lỗ năm 2008 của ABC lần lượt là hơn 6 triệu USD và 6 nghìn USD.
Xem xét tính trọng yếu:
Đánh giá tính trọng yếu và sai phạm có thể chấp nhận được cung cấp cơ sở cho thực hiện các công việc để xác định rủi ro và các công việc khác của cuộc kiểm toán.
Đánh giá trọng yếu được thực hiện qua các bước sau:
* Bước 1: Xác định điểm chuẩn trọng yếu (materiality benchmark): để có thể
cao trong kỳ kinh doanh. Trên cơ sở đó, bằng các phương pháp nghề nghiệp, kiểm toán viên sẽ chọn ra điểm chuẩn trọng yếu.
Ở khách hàng ABC, căn cứ để đánh giá tính trọng yếu (benchmark) là tổng doanh thu. Tổng doanh thu là 9,821,688 USD, đây là giá trị có được từ BCTC trước kiểm toán. Kiểm toán viên lựa chọn chỉ tiêu này để đánh giá vì Công ty đã hoạt động trong nhiều năm, và năm nay đã hoạt động có lãi, tuy nhiên tình trạng hoạt động là không ổn định. Do đó, chọn căn cứ để đánh giá tính trọng yếu là tổng doanh thu.
* Bước 2: Xác định phần trăm sai phạm (percentage measurement): kiểm toán
viên đưa ra khoảng phần trăm có thể sai phạm và lựa chọn phần trăm sai phạm có thể xảy ra nhiều nhất đối với từng khách hàng theo nhận định nghề nghiệp của mình.
Tại khách hàng ABC, phần trăm sai phạm (measurement percentage) được đánh giá nằm trong khoảng từ 0.25-0.5%. Hệ thống KSNB được đánh giá là hoạt động tốt, do đó KTV chọn mức trọng yếu là 0.5%.
* Bước 3: Tính toán độ trọng yếu (materiality)
Độ trọng yếu = Điểm chuẩn trọng yếu * Phần trăm sai phạm (%)
Tại khách hàng ABC, việc xác định độ trọng yếu và mức sai phạm làm cơ sở đưa ra bút toán điểu chỉnh/ phân loại như sau:
Độ trọng yếu
9,821,688 USD x 0.5% = 49,108 USD Độ trọng yếu trước thuế:
Tổng sai phạm (Tolerable Error Amount) Tổng sai phạm (Tolerable)
51,693 USD x 40% = 20,677 USD
Trên cơ sở đó, KTV đề xuất các bút toán điều chỉnh và phân loại lại với giá trị 51,693 USD x 10% = 5,169 USD
Các khoản sai phạm vượt quá giá trị này đều được coi là sai phạm trọng yếu và KTV sẽ đưa ra các bút toán điều chỉnh.
Thực hiện đánh giá ban đầu về rủi ro:
Quá trình này xác định loại rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải, dẫn đến sai sót trên BCTC. Chủ nhiệm kiểm toán xác định rủi ro mong muốn để làm cơ sở cho cuộc kiểm toán bằng cách sử dụng mẫu đánh giá ban đầu về rủi ro.
Đánh giá ban đầu về rủi ro đối với khách hàng ABC liên quan đến chu kỳ hàng tồn kho, chi phí và giá thành: Qui trình kiểm soát chu kỳ hàng tồn kho, chi phí và giá thành tại công ty ABC tương đối phức tạp. Do đó, khả năng xảy ra sai sót lớn.
Phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng:
Phân tích kinh doanh (Business Analysis Framework– BAF) giúp KTV có sự hiểu biết chung về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Phân tích sơ bộ hoạt động kinh doanh (Business Information Framework–BIF). Thông qua sử dụng phương pháp phân tích (phân tích dọc, phân tích ngang, phân tích các tỷ suất tài chính…), KTV tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố trên BCTC, xác định được sự thay đổi trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tìm hiểu chung về hệ thống KSNB của khách hàng: Tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng là công việc hết sức cần thiết trong giai đoạn lập kế hoạch. KTV đánh giá hệ thống KSNB không chỉ để xác minh tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản.
Tìm hiểu về hệ thống thông tin kế toán: Đánh giá các nguyên tắc kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: kế toán hàng tồn kho, ghi nhận doanh thu, nguyên tắc hoạt động liên tục, tính đúng kỳ… Đây là bước quan trọng để tìm hiểu về hệ thống kế toán của khách hàng, từ nắm bắt các nghiệp vụ kinh tế xuất phát từ môi trường kinh doanh đến quá trình ra quyết định của ban giám đốc. Tất cả các giấy tờ liên quan đến quá trình tìm hiểu của KTV về khách hàng được ghi chép tại phần D (Understand the Business).
Đối với chu kỳ hàng tồn kho, chi phí và giá thành, do đây tính chất phức tạp và quan trọng của chu kỳ này, KTV ngoài việc hiểu biết chung về doanh nghiệp: như môi trường kinh doanh, nhà cung cấp, khách hàng… thì việc tìm hiểu và hiểu rất kỹ về các chính sách của doanh nghiệp liên quan đến chu kỳ hàng tồn kho. KTV phải có sự hiểu biết về đặc điểm và quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu về chính
sách kế toán liên quan đến HTK, về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với chu kỳ này, cũng như chính sách trích lập dự phòng hàng tồn kho (nếu có)
Ở khách hàng ABC, việc tìm hiểu của KTV liên quan đến chu kỳ HTK, chi phí và giá thành được thể hiện ở các phần D412- phương pháp kế toán HTK, D414- Các hoạt động và hệ thống kiểm soát chủ yếu trong quá trình mua, sản xuất và tính giá, và D422- Trích lập dự phòng cho HTK. (Phụ lục số 2). Trích D412- phương pháp kế toán đối với HTK
+ D 412 : Tìm hiểu về phương pháp kế toán đối với hàng tồn kho:
Business Information Framework Identify and Source Error Risks ABC Vietnam Industries Client Knowledge
Phương pháp tính giá hàng tồn kho
Phương pháp kế toán đối với HTK: - Bình quân gia quyền (tháng)
- Phương pháp kê khai thường xuyên Chính sách của công ty đối với hàng tồn kho được áp dụng nhất quán qua các năm và không có sự thay đổi so với năm trước.
Nguyên vật liệu:
Nguyên giá của nguyên vật liệu chính chỉ bao gồm giá mua.
- Đơn giá: Giá trị hàng tồn kho được ghi nhận hàng tháng theo giá bình quân - Số lượng:
- Xuất dùng = số xuất kho – số nhập lại kho – số ở tại xưởng sản xuất tại thời điểm cuối tháng đó – số xuất khẩu trả lại + số lượng tại xưởng sản xuất cuối tháng trước.
- Số cuối kỳ = Số cuối kỳ tại kho + Số cuối kỳ tại xưởng sản xuất. - Giá trị cuối kỳ = Đơn giá * Số lượng tồn cuối kỳ
- Giá trị NVL xuất dùng = giá trị tồn đầu + giá trị nhập trong kỳ – giá trị tồn cuối kỳ Nguồn số liệu: NVL đầu tiên được tính bởi Ms. Nu trong "Báo cáo tổng hợp NVL chính"
cho số nhập, xuất thực tế và số tồn tại kho của NVL. Đơn giá bình quân trong báo cáo của Ms.Nu sẽ được chuyển cho Ms.Huyền để tính giá trị của nguyên vật liệu tại phân xưởng sản WP: D412 NTH: Ngày: Soát xét bởi:
xuất (preparation stage) dựa trên số liệu đã đếm hàng tháng của báo cáo “NVL chính tại nhà xưởng sản xuất''.
Giá trị của sản phẩm dở dang (WIP) và thành phẩm bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính và chi phí gia công
Sản phẩm dở dang:
- Giá trị sản phẩm dở dang đã đưa vào sản xuất và dư cuối kỳ= (Số lượng WIP thực tế) * (đơn giá của nguyên vật liệu)
- Số lượng WIP thực tế dựa vào biên bản đếm WIP hàng tháng.
- Đơn giá của NVL được lấy từ “Báo cáo tổng hợp NVL chính” tại ngày cuối tháng
- Chi phí NVL của WIP được tính trong báo cáo tính giá thành (costing report)
- Chi phí gia công: Là toàn bộ chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho WIP và thành phẩm dựa trên tỷ lệ NVL chính (R) và tỷ lệ phần trăm hoàn thành -ở đây, coi WIP có tỷ lệ hoàn thành là 50%, thành phẩm là 100%.
Chi phí gia công của (cuối kỳ) = (R) x (Tổng chi phí gia công phục vụ sản xuất) 50% Chi phí NVL chính của WIP cuối kỳ
R =
--- ---
Chí phí NVL chính bỏ ra + 50% chi phí NVL chính của WIP
Tổng chi phí gia công phục vụ sản xuất = giá trị WIP đầu kỳ (chi phí gia công) + giá trị WIP trong kỳ (Chi phí gia công phát sinh trong tháng)
- Chi phí gia công của WIP được tập hợp và tính trong báo cáo tính giá trị thành phẩm
Thành phẩm
- Chi phí NVL chính
- Phát sinh trong kỳ: Chính là giá trị được mang sang từ phần WIP bao gồm cả chí phí NVL chính và chi phí gia công
- Số dư cuối kỳ = (R1) x (Tổng chi phí thực tế của NVL chính dùng để sản xuất thành phẩm trong kỳ)
Chi phí định mức NVL chính để sản xuất số TP cuối kỳ R1 =
--- ---