Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu ngành công nghiệp điện tử Việt

Một phần của tài liệu Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf (Trang 26 - 47)

1.1.Giai đoạn tiền WTO

a. Tình hình đầu tư và sản xuất

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã xuất hiện từ những năm 70 khi Sanyo mở nhà máy lắp ráp đài và TV đầu tiên mà hiện nay là Viettronics Biên Hòa chuyên sản xuất các thiết bị nghe nhìn cho thị trường nội địa. Tuy nhiên chỉ đến những năm đầu thập niên 90, nền công nghiệp non trẻ này mới thực sự bắt đầu phát triển với sự gia nhập của một loạt các công ty lớn, nhất là các công ty đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan dưới hình thức liên doanh là chủ yếu. Các doanh nghiệp phải kể đến trong giai đoạn này gồm có:

JVC Vietnam liên doanh giữa Viettronics Tân Bình (30%) và Victor Company of Japan Limited (70%), có tổng vốn 10 triệu đô-la Mỹ để sản xuất, lắp ráp và cung cấp các sản phẩm điện tử nhãn hiệu JVC.

LG Electronics Vietnam thành lập năm 1995 với 100% vốn nước ngoài và mở nhà máy tại Hưng Yên với vốn đầu tư 13 triệu đô-la Mỹ cho dây chuyền sản xuất 550.000 sản phẩm/năm.

Samsung Vina Liên doanh này thành lập vào năm 1996 giữa tập đoàn Samsung và Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Điện - Điện tử quận 10 (TIE) có tổng vốn đầu tư là 36,5 triệu đô-la Mỹ, trong đó Samsung góp 70%. Các sản phẩm chính là TV, đầu video, máy giặt, tủ lạnh.

http://svnckh.com.vn 27

Toshiba Việt Nam ban đầu liên doanh với Công ty cổ phần Điện tử Thủ Đức (Viettronics Thủ Đức) từ năm 1996 với thời hạn mười năm, tổng số vốn đầu tư là 6,66 triệu đô-la Mỹ.

Panasonic Vietnam hiện nay là công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con tại Việt Nam với năm công ty thành viên.

Daewoo-Hanel Electronics liên doanh giữa Daewoo của Hàn Quốc và Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel) với nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Sài Đồng B, Hà Nội. Liên doanh được cấp giấy phép đầu tư năm 1994 với tổng số vốn 52 triệu đô-la Mỹ, sản xuất hàng điện tử gia dụng, trong đó có đầu tư một dây chuyền sản xuất linh kiện cuộn lái tia 1 triệu chiếc/năm phục vụ cho việc lắp ráp máy thu hình.

Orion-Hanel liên doanh giữa Hanel và Orion được cấp giấy phép đầu tư từ năm 1993 với tổng số vốn đăng ký là 200 triệu USD, sản xuất đèn hình và phụ kiện đèn hình(1)

Dù đã xuất hiện cách đây 30 năm nhưng Việt Nam vẫn là nước đến sau trong khu vực, lại nằm trong vòng cung Đông Á nơi tập trung các quốc gia phát triển có thế mạnh trong ngành điện tử như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan…, công nghiệp điện tử Việt Nam chủ yếu chỉ tập trung vào lắp ráp các các linh kiện nhập từ nước ngoài. Nhưng do vốn đầu tư hạn chế, dây chuyền lắp ráp lạc hậu so với khu vực và thế giới khoảng 10-20 năm nên rất ít doanh nghiệp Việt Nam có được dây chuyền lắp ráp mặt phẳng. Nếu như trên thế giới, ngành điện tử đạt siêu lợi nhuận khi tạo ra được sản phẩm mới, thì ngành điện tử của Việt Nam gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận hầu như không còn, nên giá trị gia tăng của sản phẩm điện tử Việt Nam chỉ đạt 5%-10%. Theo các quan chức của hiệp hội điện tử Việt Nam, năm 2006 để phục vụ cho

http://svnckh.com.vn 28 sản xuất máy in, Canon đã khảo sát chất lượng ốc vít của 26 doanh nghiệp trong nước nhưng cuối cùng không có doanh nghiệp nào đạt chất lượng, Canon đã phải nhập từ nước ngoài. Đại diện của Fujitsu Việt Nam cho biết, nhập linh kiện từ nước ngoài làm tăng chi phí đáng kể. Thông thường Fujitsu Việt Nam phải chịu phí 1%-2% cho những doanh nghiệp làm dịch vụ xuất nhập khẩu. Mỗi năm Fujitsu xuất khẩu khoảng 500 triệu USD nên kim ngạch nhập khẩu các linh kiện, chi tiết sản phẩm rất lớn, phải tốn nhiều chi phí trung gian.

Cơ cấu ngành của công nghiệp điển tử Việt Nam cũng mất cân đối nghiêm trọng. Các sản phẩm điện tử được chia thành hai nhóm hàng chính: điện tử dân dụng và điện tử chuyên dụng. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam tiến hành hồi tháng 2/2006 tại 108 doanh nghiệp trên toàn quốc cho thấy, sản phẩm điện tử tiêu dùng lên tới 80%, các sản phẩm chuyên dùng chỉ chiếm 20%.

Về mặt giá trị, trong vòng gần 20 năm phát triển, sản lượng của ngành liên tục tăng lên, năm 1997 tổng giá trị ngành mới chỉ dừng lại ở ngưỡng 14,000 tỉ VND, thì đến năm 2004, 2005 và 2006 con số này đã đạt đến 130,634.1 tỉ, 157,152.7 tỉ và gần 190,000 tỉ VND, tức là đã tăng lên gần 15 lần. Nhưng so với các nước khác trong khu vực thì con số này rất khiêm tốn mà trong đó đóng góp nhiều nhất chủ yếu là từ các sản phẩm điện tử gia dụng như TV, đài và các thiết bị truyền thống khác. Những năm 90 được đánh dấu là thời vàng son của các doanh nghiệp lắp ráp TV trong nước. Khi các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Sony, LG, Panasonic tham gia thị trường, các nhà sản xuất trong nước phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Công ty Viettronics Đống Đa sau 4 năm lắp ráp TV đã phải chuyển sang sản xuất thiết bị chuyên dụng ngành y tế. Những tên tuổi khác như Mitsustar, Nakagawa ngoài việc sản xuất sản phẩm chính của mình còn phải kinh doanh thêm đủ thứ sản phẩm, dịch vụ khác để tồn tại.

http://svnckh.com.vn 29 Các sản phẩm chuyện dụng khác như sản xuất dụng cụ y tế, chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ các loại chiếm một tỉ trọng không đáng kể, trung bình là 0.2–0.3% (3) tổng giá trị sản phẩm quốc dân. Các sản phẩm công nghệ cao như máy tính, thiết bị văn phòng từ con số 0% năm 1997 đã tiến lên 1.6 % vào năm 2004, mặc dù vậy đây cũng mới chỉ là những bước tiến hết sức khiêm tốn.

Mặc dù tăng nhanh về mặt giá trị nhưng tỉ trọng của ngành trong tổng thể nền kinh tế còn rất nhỏ, năm 1997 ngành chiếm 7.7 % tổng thể nền kinh tế quốc gia. Tỉ lệ này tăng dần theo các năm đạt 15.5 %, 16.2%, 16% và 15.4 % lần lượt năm 2003, 2004, 2005 và 2006 (Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê Việt Nam). Tuy nhiên với một ngành quan trọng và mang lại nhiều giá trị như công nghiệp điện tử thì tỉ lệ không cân xứng. Vì vậy, chính phủ đã có chủ chương lấy phát ngành công nghiệp điện tử làm mũi nhọn giai đoạn 2006-2010 để nâng cao tính cạnh tranh của ngành trong khu vực cũng như thu được nguồn giá trị gia tăng lớn.

Bảng 2.1. Tổng giá trị sản phẩm nghành công nghiệp điện tử 13944.3 23364.4 28140.5 41315.5 60127.6 72197.7 96343.1 130634.1 157152.7 187086.5 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 Năm tỉ đồ n g 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Gi á

30

Bảng 2.2. Tổng giá trị sản phẩm nghành công nghiệp điện tử

(Đơn vị : Tỉ đồng)

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Sản xuất máy móc, thiết bị 2098.5 2941.0 3651.2 4171.2 5523.9 6293.6 8795.8 12820.5 13802.1 15961.4

Sản xuất TB văn phòng, máy

tính 43.7 1044.3 3000.6 1736.5 2989.0 4006.6 6721.4 7945.0 14466.5 17680.4 Sản xuất thiết bị điện 2005.1 2978.1 4177.4 7699.3 11287.0 13777.7 17205.7 24154.8 33208.7 44519.7

Sản xuất radio, tivi và TB

truyền thông 4377.4 5339.6 5230.3 7370.1 8411.8 11063.6 14089.3 17652.5 20385.8 23309.1 Sản xuất dụng cụ y tế, chính

xác, dụng cụ quang học và đồng hồ các loại

304.8 812.2 590.2 1075.3 1237.3 1344.2 1824.9 2553.5 2473.9 2975.9

Sản xuất, sửa chữa xe có động

cơ 2773.9 2659.9 3254.3 5877.6 9582.7 15730.9 22602.7 26911.2 28501.8 30277.1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản xuất, sửa chữa phương

31

Tổng 13944.3 23364.4 28140.5 41315.5 60127.6 72197.7 96343.1 130634.1 157152.7 187086.5

32

Bảng 2.3. Tỉ trọng nghành công nghiệp điện tỉ trong nền knh tế quốc gia

19

97 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sản xuất máy móc, thiết bị 1.2 1.4 1.5 1.2 1.4 1.3 1.4 1.6 1.4 1.3 Sản xuất TB văn phòng, máy tính 0.0 0.5 1.2 0.5 0.8 0.8 1.1 1.0 1.5 1.5 Sản xuất thiết bị điện 1.1 1.4 1.7 2.3 2.9 2.9 2.8 3.0 3.4 3.7 Sản xuất radio, tivi và TB truyền thông 2.4 2.6 2.1 2.2 2.1 2.3 2.3 2.2 2.1 1.9 Sản xuất dụng cụ y tế, chính xác, dụng cụ quang

học và đồng hồ các loại 0.2 0.4 0.2 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.2 0.2 Sản xuất, sửa chữa xe có động cơ 1.5 1.3 1.3 1.7 2.4 3.3 3.6 3.3 2.9 2.5 Sản xuất, sửa chữa phương tiện VT khác 1.3 3.6 3.4 4.0 5.3 4.2 4.0 4.8 4.5 4.3

Tổng 7.7 11.2 11.5 12.2 15.2 15.1 15.5 16.2 16.0 15.4

33

b. Tình hình xuất nhập khẩu

Bảng 2.4. Giá trị xuất khẩu ngành công nghiệp điện tử Việt Nam 2,290,719 1,543,365 1,307,298 941,602 679,822 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 1 năm nghìn đô la 2006 2005 2004 2003 2002

Nguồn PC- Tas: The Personal Computer Trade Analysis System

Xuất khẩu của VN tăng từ 0$ năm 1994 lên tới 782tr $, 1.5 tỷ, và 2 tỷ năm 2000, 2005 và 2006 tương ứng. Tuy nhiên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 80% sản phẩm điện tử dân dụng. Cũng như vậy, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài – như Fujutsu, Canon và Orion hanel, chiếm tới 95% xuất khẩu VN trong năm 2006. Ngoài ra các số liệu từ PC- TAS còn cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nước ta còn thua xa so vói các nước trên thế giới và trong khu vực. (Consumer Electronics Market in Vietnam). Tính đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đồ linh kiện điện tử của ta chỉ chiếm 4 % tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia, chiếm 0.13% thị phần thế giới đứng thứ 44 trong tổng xếp hạng 197 nước. Trong khi đó, Singapore chỉ riêng xuất khẩu linh kiện điện tử đã chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm 9% thị trường thế giới, là nước đứng thứ 5. Thái Lan, Malaysia cũng có thứ hạng cao trong tổng sắp xếp thế giới; Thái Lan đứng thứ 15 với 1.85% thị trường thế giới, Malaysia đứng thứ 8 với 3.76 % thị trường thế giới. (The Personal Computer Trade Analysis System)

34

Bảng 2.5. Tỉ trọng kim nghạch xuất khẩu điện tử gia dụng và điện tử - CNTT trong tổng kim nghạch xuất khẩu quốc gia (%)

9% 26% 19% 17% 19% 11% 16% 2% 0% 5% 10 % 15 % 20 % 25 % 30 % Japan Malaysia Philippines Republic of Korea Singapore Taiwan, Province of China Thailand Viet Nam

Share in national exports (%)

Nguồn PC- Tas: The Personal Computer Trade Analysis System

Bảng 2.6. Thị phần linh kiện điện tử trên thế giới

9.58% 3.76% 2.33% 5.32% 9.00% 7.13% 1.85% 0.13% 0.00 % 2.00 % 4.00 % 6.00 % 8.00 % 10.0 0% 12.0 0% Japan Malaysia Republic of Korea Singapore Thailand Viet Nam

Share in world market (%)

Nguồn PC- Tas: The Personal Computer Trade Analysis System

Tình trạng tương tự cũng xảy ra với hàng điện tử gia dụng và điện tủ - công nghệ thông tin khi mà tổng kim ngạch xuất khẩu của mật hàng này chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia, chiếm 0.08% thị phần thế giới đứng thứ 39/ 197. Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), việc xuất khẩu ngành hàng điện tử–CNTT của Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ năm 1996, với giá trị 90 triệu USD. Năm 2000 được coi là năm đỉnh cao của XK ngành hàng này với kim ngạch đạt 782

35

triệu USD, các sản phẩm điện tử–CNTT năm đó được xuất đi 35 nước. Sau năm 2000, do khủng hoảng kinh tế thế giới, kim ngạch XK hàng điện tử– CNTT bị giảm sút nghiêm trọng: năm 2001 xuất được 595 triệu USD, năm 2002 giảm còn 492 triệu USD. Tuy nhiên, đến năm 2003, do tình hình kinh tế thế giới đã bắt đầu ổn định, giá trị XK lại tăng lên 672 triệu USD, riêng sáu tháng đầu năm 2004 đã đạt 405 triệu USD. Kết quả này đã nâng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử–CNTT đứng thứ sáu trong số các ngành hàng xuất khẩu ở nước ta.

Tuy nhiên, theo đánh giá của VEIA, giá trị xuất khẩu hàng điện tử– CNTT của ta còn rất nhỏ so với các nước trong khu vực. So với kim ngạch XK ngành hàng này của các nước ASEAN năm 2001, Singapore đã đạt 70 tỷ USD, Malaysia 52,6 tỷ USD, Thái Lan 22,8 tỷ USD, Indonesia 10 tỷ USD và ít nhất là Philippines cũng đạt 7 tỷ USD. Như vậy, rõ là doanh số XK của Việt Nam là quá khiêm tốn.

Bên cạnh đó, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhưng không đủ để bù đắp cho nhập khẩu. Sở dĩ như vậy là do đặc điểm ngành ở Việt Nam có tỉ lệ nội địa hóa thấp, cộng thêm đa số phân đoạn thị trường điện tử gia dụng ở nước ta thường được lấp đầy bởi các sản phẩm nước ngoài, trong khi đó các công ty nội địa kể cả công ty 100% vốn nước ngoài hay một phần vốn nước ngoài đều không có chỗ đứng. Cầu hàng điện tử gia dụng của nước ta chủ yếu được đáp ứng bởi các hàng hóa 100% nhập khẩu từ TQ, HQ, NB, các nước ASEAN khác và Mỹ. Năm 2002, kim ngạch nhập khẩu của nước ta đạt 1.4 tỉ USD thì đến năm 2005 và 2006 con số này đã lên đến 3 tỉ và 3.6 tỉ USD. Điều này dẫn đến tình trạng xuất khẩu ròng của ngành luôn thâp hụt trong suôt giai đoạn 2002 – 2006. Bảng dưới đây, cho thấy năm 2002 chúng ta thâm hụt với thế giới -738411 nghìn USD, năm 2003, 2004, 2005 và 2006 con số này lần lượt là -1245983; -1309616; - 1336850; -1451811 nghìn USD. (Theo Consumer Electronics Market in

36

Vietnam - Market Research Report of International Business Strategies và PC- TAS) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.7. Giá trị nhập khẩu ngành công nghiệp điện tử Việt Nam 3,627,569 2,995,176 2,616,914 2,187,585 1,418,233 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 năm nghìn đôla 2006 2005 2004 2003 2002

Nguồn PC- Tas: The Personal Computer Trade Analysis System

Về các đối tác chính: Từ những năm 90 Nhật Bản luôn là đối tác số một của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử. Kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Nhật Bản luôn chiếm một tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành, con số này giao động trên dưới 50 %, điển hình như năm 2004 chiếm 54.785 %. Tuy nhiên nhập khẩu của nước ta từ Nhật Bản cũng rất cao, năm 2002 kim ngạch nhập khẩu từ Nhật bản chiếm gần 30% tổng kim ngạch nhập khẩu ngành. Trong suốt những năm 90s đầu những năm 2000 điện tử nước ta luôn thâm hụt thương mại với Nhật Bản, chỉ sau năm 2004 xuất khẩu ròng mới thực sự đổi chiều. Sau Nhật là các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Hong Kong. Chỉ đến năm 2005 Mỹ mới lọt vào 5 đối tác lớn nhất của Việt Nam sau khi có các dự án điện tử tại đây. Tuy nhiên từ đó đến nay Mỹ luôn là đối tác lớn chỉ đứng sau Nhật Bản.

37

1.2. Giai đoạn hậu WTO (từ năm 2006 tới nay)

a. Tình hình đầu tư và sản xuất:

Nhờ quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế, ngành công nghiệp điện tử đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tính đến hết năm 2003, FDI rót vào phát triển các dự án về công nghiệp điện tử gần 2 tỷ USD. Đặc biệt, việc gia nhập WTO đã đánh dấu một làn sóng đầu tư mới vào ngành công nghiệp điện tử nước ta. Theo Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến nay đã có nhiều dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực điện tử với tổng số vốn khoảng 3 tỷ USD.

Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO thì Tập đoàn Intel (Mỹ) đã nâng vốn đầu tư từ 600 triệu USD lên 1 tỷ USD để xây dựng nhà

Một phần của tài liệu Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf (Trang 26 - 47)