Giai pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf (Trang 72 - 78)

2. Giải pháp phát triển

2.4.Giai pháp về chính sách

Hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngành công nghiệp điện tử.

Môi trường kinh doanh thuận lợi là một trong những điều kiện nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những việc làm cần thiết để hoàn thiện môi trường pháp lý là Nhà nước phải cải cách mạnh mẽ và triệt để khâu hành chính, đặc biệt là đổi mới tư duy của đội ngũ cán bộ. Họ phải biết mình làm gì và làm bằng cách nào để giúp doanh nghiệp phát triển, tạo hành lang pháp lý an toàn cho doanh nghiệp hoạt động.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần nhìn nhận tầm quan trọng của các Hiệp hội ngành nghề. Ngoài việc đại diện quyền lợi cho doanh nghiệp, Hiệp hội còn đóng vai trò tham mưu cho Chính phủ những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Qua đó, để tạo điều kiện cho các Hiệp hội hoạt động hiệu quả, Quốc hội và Chính phủ cần sớm ban hành điều Luật Hội. Khi có một định chế hoạt động, Hiệp hội sẽ có đầy đủ cơ sở pháp lý để can thiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên hoạt động hiệu quả. Việt Nam đang ngày càng hòa nhập mạnh mẽ vào cuộc chơi toàn cầu. Do đó, chúng ta đang trải qua hàng loạt những thay đổi về hành lang pháp lý và những quy định mới. Theo các chuyên gia kinh tế, Chính phủ cần cho phép sự tham gia của các tổ chức thương mại quốc tế trong giai đoạn đầu của cuộc đối thoại nhằm

73

chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế cũng như những đề xuất tốt nhất trước khi những điều luật này được Quốc hội thông qua.

Ngoài những chính sách nhằm hoàn thiện khung pháp lý cần phải củng cố bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp điện tử bằng các văn bản pháp luật. Hệ thống bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cần được coi như một công cụ của chính sách kinh tế nhằm khuyến khích phát triển các năng lực sáng tạo về công nghệ trong nước bằng cách khích lệ các tác giả. Trên thực tế, hệ thống bảo hộ này có tác dụng như một lá chắn đủ mạnh cho sự phát triển nền công nghiệp điện tử hứa hẹn nhiều sáng tạo trong nước mặc dù hiện đang còn ở mức vừa và nhỏ. Ngoài ra, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cần được xem như một sự đầu tư dài hạn về cơ sở hạ tầng để phát triển thị trường trong nước, có sự bảo hộ quyền sở hữu thì mới có sự sáng tạo trong lĩnh vực này.

Hoàn thiện các chính sách thuế theo hướng tạo điều kiện và tính đến lợi ích cho cả các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất, tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng điện tử trong nước đang gặp nhiều khó khăn, chi phí sản xuất trong nước cao do giá thành nhiều nguyên vật liệu và các dịch vụ đầu vào đều tăng. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam đang phải nhập khẩu nhiều loại linh kiện từ các nước ngoài khối ASEAN và chịu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) với mức thuế suất cao, bình quân từ 15% đến 20%, còn sản phẩm nguyên chiếc nhập từ các nước ASEAN chỉ có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 5%. Điều này khiến cho các doanh nghiệp sản xuất điện tử có xu hướng chuyển sang thành các doanh nghiệp phân phối. Gía trị gia tăng của ngành mang lại không cao do Việt Nam gần như chỉ thực hiện ở giai đoạn gia công và lắp ráp sản phẩm, trong khi ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển do đó rất nhiều các thiết bị linh kiện phải nhập khẩu. Do đó trong thời gian tới,

74

Chính phủ cần ban hành quyết định về thuế suất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất, tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh và bình đẳng.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: cung cấp nguồn điện ổn định và đảm bảo mạng thông tin, mạng lưới giao thông thuận tiện; xây dựng các khu công nghệ thông tin tập trung

Công nghiệp điện tử là ngành công nghệ kĩ thuật cao, do đó cần phải đáp ứng được hệ thống cơ sở hạ tầng đạt được chất lượng tốt nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, chủ yếu là hệ thống đường xá, cảng biển, sân bay, được xác định tại các vùng đã và sẽ có dung lượng lưu thông hàng hoá lớn, những vùng có tác động lan toả mạnh tới các vùng khác.

Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng, trước hết là năng lượng điện. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy điện có lợi ích tổng hợp (sản xuất điện, chống lũ, cấp nước, du lịch); phát triển hợp lý các nguồn nhiệt điện khí; phát triển mạnh nhiệt điện than; phát triển các nguồn điện gió và mặt trời thân thiện với môi trường; chuẩn bị kỹ để triển khai xây dựng điện hạt nhân đầu tiên trong thời gian gần. Áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, kinh tế và tổ chức nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện, giảm tổn thất điện năng.

75

Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã đạt được một số kết quả sau:

 Thứ nhất, đề tài đã tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận ngành sản xuất côn nghiệp điện tử Việt Nam. Trên cơ sở đó, có thể lấy làm nền tảng để phát triển các đề tài nghiên cứu sâu rộng hơn.

 Thứ hai, đề tài đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh một cách có logic về thực trạng tình hình sản xuất công nghiệp điện tử với giá trị gia tăng thấp. Qua đó, đề tài đã phân nguyên nhân của tình trạng đó trên cở sở những khó khăn và từ những thuận lợi tìm ra hướng giải pháp phát triển.

76

 Cuối cùng, đề tài đã đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần gia tăng giá trị của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Nhóm tác giả tin rằng những giải pháp đề xuất này sẽ được áp dụng trong thực tế và khắc phục được những hạn chế đang tồn tại.

Nhóm tác giả mong muốn đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp những Sinh viên quan tâm vấn đề sản xuất công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp điện tử nói riêng lấy làm cơ sở để nghiên cứu những đề tài sâu rộng và thiết thực. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng mong muốn những doanh nghiệp sản xuất, cơ quan nhà nước có thể ứng dụng toàn bộ hoặc một phần những giải pháp đề xuất trong đề tài. Qua đó, nâng cao giá trị gia tăng của ngành công nghiệp điện tử nước nhà, từ đó góp phần vào công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.

Phụ lục 1. Dân số theo lứa tuổi (%): 1990-2015

% Tổng dân số 1990 1995 2000 2005 2010 2015 0-4 yrs 14.42 12.95 10.12 9.40 9.06 8.76 5-9 yrs 12.80 12.77 11.85 9.35 8.73 8.46 10-14 yrs 11.79 11.47 11.78 11.02 8.72 8.18 15-19 yrs 10.72 10.54 10.56 10.94 10.27 8.16 20-24 yrs 9.74 9.54 9.67 9.77 10.16 9.57 25-29 yrs 8.65 8.64 8.72 8.92 9.05 9.46 30-34 yrs 7.03 7.66 7.89 8.04 8.26 8.42 35-39 yrs 5.38 6.21 6.98 7.27 7.44 7.68 40-44 yrs 3.46 4.74 5.64 6.41 6.71 6.90 45-49 yrs 2.99 3.03 4.29 5.16 5.89 6.19

77 50-54 yrs 2.88 2.59 2.72 3.89 4.70 5.40 55-59 yrs 2.89 2.47 2.30 2.43 3.50 4.26 60-64 yrs 2.31 2.43 2.14 2.02 2.15 3.12 65-69 yrs 1.92 1.86 2.03 1.81 1.72 1.85 70-74 yrs 1.39 1.44 1.46 1.61 1.45 1.39 75-79 yrs 0.95 0.93 1.01 1.04 1.17 1.07 80+ yrs 0.67 0.73 0.82 0.93 1.00 1.13 TOTAL 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00

Source: National statistical offices/Euromonitor International

Note: as at January 1st

Phụ lục 2: Lƣơng tháng của công nhân ngành công nghiệp điện tử

Lương tháng ( USD)

Hà Nội TP Hồ Chí Minh

Bangkok Shanghai Kuala Lampur Công nhân 87-198 122-216 164 272-362 221 Nhân viên kỹ thuật 243- 482 329-453 383 442-641 820 Nhân viên 597- 859 681-1690 684 663 1638

Lương tối thiểu 62.1 62.1 115.06 116 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảo hiểm xã hội 17% 17% 5% 44% 12%

Nghỉ lễ ( ngày) 9 9 13 12 16

78

Phụ lục 3: Danh mục bảng biểu sơ đồ

Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn bộ phận và linh kiện cho doanh nghiệp vốn Nhật

Bản đầu tư trong ngành sản xuất máy quay phim Malaysia (1993) ... 14

Bảng 2.1: Tổng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp điện tử ... 28

Bảng 2.2. Tổng giá trị sản phẩm nghành công nghiệp điện tử ... 29

Bảng 2.3. Tỉ trọng nghành công nghiệp điện tỉ trong nền knh tế quốc gia ... 30

Bảng 2.4. Giá trị xuất khẩu ngành công nghiệp điện tử Việt Nam ... 31

Bảng 2.5. Tỉ trọng kim nghạch xuất khẩu điện tử gia dụng và điện tử - CNTT trong tổng kim nghạch xuất khẩu quốc gia (%)... 32

Bảng 2.6. Thị phần linh kiện điện tử trên thế giới ... 32

Bảng 2.7. Giá trị nhập khẩu ngành công nghiệp điện tử Việt Nam ... 34

Bảng 2.8. Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp điện tử tháng 12 và năm 2007 ... 38

Bảng 2.9. Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp điện tử tháng 12 và năm 2008 ... 39

Bảng 2.10. Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp điện tử tháng 6/2009 ... 40

Bảng 2.11. Kim ngạch xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện 5 tháng đầu năm 2009 ... 43

Một phần của tài liệu Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf (Trang 72 - 78)