Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf (Trang 60 - 62)

1. Quan điểm và định hƣớng phát triển

1.1. Quan điểm phát triển

Theo quyết định số: 75/2007/QĐ-TTg được ban hành vào ngày 28

tháng 5 năm 2007 về kế hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã đưa ra những quan điểm và mục tiêu phát triển rõ ràng và có tính định hình nhằm xây

61

dựng ngành điện tử trở thành mũi nhọn trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.

Với quan điểm phát triển công nghiệp điện tử trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trong của nền kinh té với định hướng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, Nhà nước đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư với các quy mô, loại hình khác nhau, từ lắp ráp thành phẩm đến sản xuất linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ, trong đó đặc biệt chú trọng đến thu hút đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia. Một trong những khó khăn cơ bản để phát triển ngành công nghiệp điện tử là yếu tố đặc trưng của một ngành đòi hòi phải có nguồn vốn đầu tư lớn. Do đó, Chính phủ tạo nên tạo điều kiện thuận lợi về chính sách, thủ tục, giấy tờ…cho các công ty, tập đoàn có ý định đầu tư vào các doanh nghiệp điện tử.

Bên cạnh đó, sau khi gia nhập WTO, rất nhiều doanh nghiệp điện tử rơi vào tình trạng khó khăn, một trong những lý do chính là chưa tìm được hướng đi cho riêng mình, với cơ cấu sản xuất được xác định rõ ràng. Chính vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp trong nước cần phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển, trước hết là điện tử chuyên dùng; bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường và tự động hóa.

Với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện tử trở thành công nghiệp mũi nhọn, một trong những yếu tố quan trọng là cần phải có nguồn nhân lực đủ cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là ngành công nghiệp đòi hỏi đội ngũ công nhân phải có trình độ tay nghề cao nhằm đáp ứng được công nghệ hiện đại, tiên tiến. Do đó cần phải có những chính sách đào tạo bài bản, hợp lý đối với nhân lực trong ngành này. Có như vậy thì ngành công nghiệp điện tử mới thật sự phát triển.

62

Với mục tiêu nhằm xây dựng công nghiệp điện tử Việt Nam phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu danh số sản xuất đạt từ 4 tỷ đến 6 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu đạt từ 3 tỷ đến 5 tỷ USD; tạo việc làm cho 300 nghìn lao động; có tốc độ tăng trưởng từ 20% đến 30%/ năm.

Ngoài việc đề ra mục tiêu đến năm 2010, Chính phủ cũng xây dựng tầm nhìn đến năm 2020 :

- Công nghiệp điện tử là động lực phát triển, có đóng góp lớn cho xuất khẩu.

- Tạo việc làm cho 500 nghìn lao động; xây dựng được đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên có trình độ quốc tế.

- Năng lực sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường, không phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu.

- Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.

- Các cơ sở sản xuất phân bố hợp lý theo định hướng phát triển vùng.

Một phần của tài liệu Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)