Giải pháp phát triển nghành công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf (Trang 68 - 72)

2. Giải pháp phát triển

2.3.Giải pháp phát triển nghành công nghiệp phụ trợ

Mặc dù, Chính phủ rất quan tâm đến sự phát triển của các ngành CNPT trong nước, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một chiến lược lâu dài và ổn định để phát triển các ngành này. Để có thể tạo ra những sự thay đổi lớn,phát triển mạnh mẽ đối với CNPT ở nước ta hiện nay thì giữa các chủ thể SXKD với nhà nước cần có sự hợp tác và thực hiện đồng bộ các giải pháp tổng thể.

a. Về phía nhà nước:

Hiện nay trong hệ thống luật pháp nước ta vẫn chưa có định nghĩa về ngành CNPT, điều đó dẫn đến việc trong các quy định pháp quy không hề có chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển ngành CNPT. Bởi vậy vấn đề đầu tiên đặt ra là Chính phủ cần phải xây dựng khái niệm CNPT trong hệ thống luật pháp. Hơn nữa thì Chính phủ cũng cần phải nhận diện lại vấn đề và tham gia tích cực vào cuộc chơi này hơn nữa bằng cách lập ra một cơ quan đầu mối để mối lái cho các DN cung cấp chi tiết linh kiện. Trên thực tế, nước láng giềng Thái Lan đã làm rất tốt việc này trong thời kỳ CNH của họ. Họ đã có một cơ quan nhà nước luôn theo dõi việc hỗ trợ DN vừa và nhỏ để "chui" vào các hãng chính. Trong khi ở nước ta thì vẫn chưa có một cơ quan nào phụ trách công việc này.

69

Ngoài ra các cơ quan chính sách phải xây dựng và công khai chiến lược, quy hoạch đối với CNPT. Để tận dụng hiệu quả các nguồn lực còn hạn hẹp. Cần có các chính sách xác định rõ các lĩnh vực cần được ưu tiên để phát triển CNPT. Chẳng hạn như hiện nay phải tập trung nâng cao năng lực các ngành gia công thiết yếu như: đột dập chi tiết kim loại, đúc, mạ, chế tạo khuôn mẫu trong khuôn khổ chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ quốc gia. Phải đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành cơ khí, nhựa, đúc thành các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cho công nghiệp phụ trợ với mức độ chuyên môn hoá cao vì những lĩnh vuẹc này công nghệ còn rất lạc hậu

Một vấn đề quan trọng khác theo nhận định của các chuyên gia kinh tế nước ngoài, thì Việt Nam cần có những điều chỉnh với các DNNN vì đây là những DN đã tồn tại rất lâu, cần phải tận dụng, định hướng sản xuất theo xu hướng chuyên môn hóa, tập trung vào một ngành. Mặt khác, một số ngành thuộc CNPT cần vốn đầu tư rất lớn, không phải DN tư nhân nào cũng làm được, bởi vậy công việc này cần được thúc đẩy nhanh chóng hơn.

b. Đầu tư vốn phát triển cho CNPT.

CNPT đòi hỏi có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Phía Nhà nước nên đầu tư vào CNPT đối với những ngành quan trọng cần chi phối, những ngành công nghệ cao, những ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội... Các DNNN cũng có thể liên doanh liên kết để thành lập các DN vệ tinh , sản suất sản phẩm phụ trợ phục vụ cho bản thân DN và cho xã hội.

Trong thời điểm này chúng ta cũng không nên đánh thuế linh kiện điện tử cao để ép các công ty đa lắp ráp đồ điện gia dụng phải tăng cường nội địa hoá. Mặc dù mục tiêu của chính sách về lâu dài là đúng vì muốn nhanh

70

chóng tạo điều kiện xây dựng các ngành phụ trợ, tuy nhiên, tình hình hiện nay cho thấy là nên làm ngược lại để giữ chân các công ty đã đầu tư lắp ráp (đối phó trước thách thức AFTA và WTO ), nghĩa là nên cho nhập khẩu tự do, miễn thuế các linh kiện bộ phận lắp ráp để giảm giá thành sản phẩm, duy trì khả năng cạnh tranh với các nước ASEAN khác.

Thay vì đó, nhà nước nên tăng cường hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về thuế và về thông tin và sự hợp tác quốc tế ở bình diện quốc gia. Đặc biệt cần phải nâng cao khả năng cấp tín dụng cho DN đầu tư CNPT, đồng thời với nó là đưa ra những ưu đãi về chính sách kết hợp giữa tín dụng và chính sách hỗ trợ cho CNPT, tín dụng ưu đãi kết hợp giữa chế độ bảo đảm tín dụng và bù lãi suất đối với ngành CNPT.

Một điểm mấu chốt nữa đó là cần có chiến lược vĩ mô trong việc đầu tư vào khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNPT. Đây có thể nói là giải pháp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, nâng cao trình độ công nghệ chính là chìa khoá để phát triển CNPT ở Việt Nam. Bên cạnh việc tiếp thu và nhận chuyển giao công nghệ từ các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài thì chúng ta phải có chiến lược đầu tư xây dựng các khu công nghệ cao, công nghệ ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực điện tử, tin học, lắp ráp... Xây dựng các trung tâm đào tạo kinh doanh và công nghệ cũng như các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, trung tâm dữ liệu của các DN trong ngành CNPT cho các DN vừa và nhỏ.

c. Về phía doanh nghiệp:

Có thể dễ dàng nhận thấy yếu tố quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy sự phát triển của ngành CNPT là nhận thức của bản thân các DN về tầm quan trọng của nó đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của công

71

nghiệp điênh tử Việt Nam. Mặc dù gần đây, các cơ quan nhà nước mới bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển CNPT, nhưng các DNNN (chủ thể chính trong lĩnh vực này) từ trước đến nay lại thường hoạt động theo kiểu trọn gói (sản xuất từ A đến Z). Do đó, họ hầu như không có khái niệm về ngành CNPT. Khi tham gia sản xuất từ A đến Z, hiệu quả sản xuất của công ty đó sẽ không cao vì cần rất nhiều vốn đầu tư. Và vì thế vốn đầu tư của họ buộc phải dàn trải... Do đó các công ty hoạt động trong ngành CNPT chỉ nên chọn, tham gia vào một lĩnh vực sản xuất.

Các DN cần đa dạng hoá trong hợp tác, liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài nhất là với các DN nhỏ và vừa của Nhật. Đó là những công ty có trình độ kỹ thuật cao và có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này vào Việt Nam để cung ứng các linh kiện, sản phẩm phụ trợ, tiếp nhận sự chi viện về công nghệ từ nước ngoài. Đây cũng là chính sách cần thiết để tăng khả năng cạnh tranh của các DN trong nước với những DN của Trung Quốc sẽ đầu tư vào nước ta trong thời gian tới. Do vậy chỉ có đa dạng hoá liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư thì các DN Việt Nam mới là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất toàn cầu.

Từ trước đến nay chúng ta mới quan tâm đến liên doanh thông qua việc góp vốn đầu tư, gia công sản phẩm đơn giản thì đã đến lúc các DN cần phải coi trọng liên doanh, liên kết dưới dạng đối tác chiến lược, DN vệ tinh, chuyển nhượng bản quyền, thương hiệu. Trước mắt với những chi tiết tương đối dễ gia công, chế tạo, các DN Việt Nam có đủ khả năng đảm nhận được ngay và điều này cũng rất quan trọng bởi việc hỗ trợ cho các DN Việt Nam phát triển trình độ kỹ thuật của mình, sẵn sàng đón nhận chuyển giao kỹ thuật, sản xuất từ các DN có vốn nước ngoài là hết sức cần thiết còn việc sản xuất những chi tiết quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật gia công cao ở Việt Nam sẽ do các DN có vốn nước ngoài đảm nhận. Trong tương laicông việc đó sẽ chuyển sang cho các DN Việt Nam.

72

Chúng ta đang trong quá trình CNH-HDH đất nước bởi vậy việc xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển nghành công nghiệp nói chung và công nghiệp điện tử nói riêng là hết sức quan trọng.CNPT chính là một trong những nền tảng đó bởi vậy việc cải thiện và đẩy nhanh sự phát triển nghành này trong tương lai là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf (Trang 68 - 72)