Thuận lợi và khó khăn đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam

Một phần của tài liệu Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf (Trang 47)

Việt Nam

2.1. Thuận lợi đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam

1.1. Vị trí địa lý tốt

Việt Nam nằm ở phía đông nam bán đảo Trung Ấn, thuộc khu vực Đông Nam châu Á, thuộc ranh giới trung gian tiếp giáp giữa hai lục địa Âu-Á và châu Đại Dương theo chiều dọc, giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương theo chiều ngang. Tính chất giao tiếp giữa các hệ thống tự nhiên khác nhau đã góp phần tạo cho Việt Nam có bề mặt tự nhiên cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và phức tạp.

Việt Nam nằm trên con đường giao thông hàng hải quốc tế nhộn nhịp từ Tây sang Đông, với điểm giữa đường vận tải Hong Kong-Singapore sát với khu vực có điều kiện tự nhiên để xây dựng những cảng nước sâu tầm cỡ thế giới, có thể trở thành những trung tâm trung chuyển lớn có tính chất quốc gia và quốc tế, là hành lang hướng ra biển để giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới.

Với vị trí như vậy, Việt Nam luôn là chốt chiến lược trong quá trình phát triển của lịch sử cũng như là điểm hội tụ nhìn từ tiềm năng phát triển và trao đổi kinh tế-văn hoá quy mô khu vực và thế giới.

48

1. 2. Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, trẻ và có trình độ học vấn ngày càng cao

1.2.1 Nguồn nhân lực dồi dào

Việt Nam là nước có dân số đông và mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới. Năm 2007, với dân số vào khoảng 85,2 triệu người trong đó tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đạt số lượng 44,17 triệu người, chiếm 51,85% tổng dân số. Về cơ cấu theo ngành kinh tế, hiện 54,6% làm việc trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, 19,6% trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng và 25,9% thuộc các ngành dịch vụ.

Lực lượng lao động trẻ.

Một đặc điểm nổi bật của dân số Việt Nam đó là dân số trẻ. Gàn 70% dân số Việt Nam tương đương với khoảng 87 triệu dân của Việt Nam hiện đang ở độ tuổi dưới 30. Đây là một lực lượng lao động lớn có trình độ giáo dục cao, siêng năng và có khiếu sáng tạo. Theo thông kê thì năm 2005 tỉ lệ lao động trong độ tuổi từ 15-35 chiếm 37.67% tức là hơn 1/3 tổng số dân; dự báo đến năm 2010 và năm 2015 con số này sẽ là 37,74 % và 35,61% .Tức là tỉ lệ này như không thay đổi. Trong khi đó dân số của Nhật Bản và Hàn Quốc đang ngày càng già đi. Nhật Bản là đất nước có dân số già nhất thế giới với trên 20% tổng dân số là người già, cao hơn cả Đức. Ước tính rằng trong vòng 50 năm tới tỉ lệ người trên 65 tuổi sẽ chiếm 1/5 tổng dân số nước này. Do đó việc di chuyển đầu tư vào một khu vực có nguồn nhân lực trẻ để bù đắp việc thiếu hụt lực lượng lao động ở nước nhà là một nhu cầu cấp thiết của Nhật Bản. ( Bảng phụ lục 1)

49

Việt Nam nằm ngay bên cạnh Trung Quốc, đất nước được mệnh danh là sân sau của thế giới với mức nhân công rẻ tuy nhiên

động Việt Nam làm việc khoảng 48 giờ/tuần và các chương trình xã hội của chính phủ ước tính chiếm khoảng 25% chi phí lương(1)

Trong khi đó, Trung Quốc có 40 giờ làm việc một tuần và chi phí xã hội chiếm khoảng 50-60% lương. Đặc biệt, chi phí lao động ở Việt Nam khá thấp so với mặt bằng chung của khu vực, đây là lợi thế cạnh tranh đáng kể. Theo kết quả thống kê của JETRO thì mức lương của một công nhân làm trong doanh nghiệp nước ngoài ở Hà Nội giao động trong khoảng 87 - 198

(1)

http://www.vsak.vn/vn/forum/archive/index.php?t-2211.html

USD/ tháng, ở thành phố Hồ Chí Minh mức này là từ 122-216 USD/ tháng trong khi đó, trong khi đó tại Kuala Lampur, Shanghai và Bangkok mức này lần lượt là 221 USD/ tháng, 272-362 USD/ tháng và 164 USD/ tháng. Tương tự như vậy mức lương tối thiếu ở Bangkok và Shanghai lần lượt là 115,06 USD và 118 USD, gần gấp đôi so với mức lương tối thiếu ở Việt Nam là 62,1 USD. Ngoài ra số ngày nghỉ lễ của nhân công Việt Nam cũng ít hơn hẳn so với các nước trong khu vực, chỉ có 9 ngày so với 16 ngày ở Kuala Lampur, Malaysia; 13 ngày ở Bangkok, Thái Lan và 12 ngày ở Shanghai, Trung Quốc. ( Bảng phụ lục 2).

1.3. Thị trường tiềm năng

Với GDP năm 2007 đạt 71,2 tỷ USD, giá trị xuất khẩu 48,56 tỷ USD, nhập khẩu 62,68 tỷ USD, Việt Nam thực sự là một thị trường hứa hẹn cho hàng hoá, dịch vụ và công nghệ cao. Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,6%/năm trong giai đoạn 2000-2007, đứng hàng thứ hai ở Châu Á, trong đó tốc độ tăng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt trung bình

50

3,8%/năm, công nghiệp và xây dựng 10,2%/năm và dịch vụ trung bình 7,1%/năm, trong những năm tới, Việt Nam tiếp tục khẳng định tiềm năng thị trường, đặc biệt cho các dịch vụ và vật liệu xây dựng, máy móc công nghiệp, nguyên liệu dệt may da giày, nguyên vật liệu phục vụ nông nghiệp, ô tô xe máy, nguyên liệu gỗ... Do Việt Nam phải hạ thấp các hàng rào thuế quan để thực hiện cam kết trong AFTA và WTO, xu hướng nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới.

Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (Việt Nam trên 70%, Singapore là 55,9%, Malaysia là 58,2%, Thái Lan là 67,7%...). Tiêu dùng đã tăng với tốc độ khá, vượt xa so với tốc độ tăng dân số (bình quân năm trong giai đoạn 2001-2005, dân số tăng 1,4%, tiêu dùng, tính theo giá so sánh, tăng 7,7%), chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống của dân cư tăng đã khá hơn nhiều. Bên cạnh đó, tỷ lệ giữa tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so với tổng quỹ tiêu dùng cũng gia tăng khá nhanh, từ mức 64,7% năm 1995 lên mức 68,5% năm 2000, 82,1% năm 2005 và 93,1% năm 2007. Điều này chứng tỏ tiêu dùng thông qua hoạt động mua bán trên thị trường ngày càng gia tăng, mức độ tự sản tự tiêu ngày một giảm hay là tính thị trường ngày một tăng. Tốc độ tăng tổng mức mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong năm năm gần đây đạt mức trung bình (đã loại trừ tốc độ tăng giá) 13%, cao gấp 1,6 lần so với mức tăng trưởng GDP trung bình cùng thời kỳ (8%).

1.4. Chính sách ưu tiên của Chính phủ

1.4.1. Ban hành các quyết định nhằm bãi bỏ chính sách nội địa hóa và giảm thuế nhập khẩu linh kiện điện tử.

Trước đây khi thực hiện chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hóa, các linh kiện phụ tùng sản xuất sản phẩm cơ khí điện, điện tử được hưởng thuế suất ưu đãi 3-5%. Theo cam kết, kể từ khi gia nhập WTO, VN bãi bỏ chính

51

sách thuế theo tỷ lệ nội địa hóa, các mặt hàng trên phải áp dụng thuế 20- 50%, chí phí bị đội lên dẫn tới khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút. Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ tài chính đã ký quyết định số 76/2007/QĐ-BTC, ngày 17 tháng 1 năm 2007, sửa đổi thuế suất, thuế nhập khẩu ưu đãi cho một số mặt hàng. Theo đó, có gần 30 nhóm được giảm thuế trên tổng số 38 nhóm mặt hàng mà trước đó các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp các linh kiện điện tử đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh. Trong đó có ống nhựa, máy bơm khí, bơm chân không, máy nén, quạt không khí, nắp chụp điều hòa gió, van điện tử, van xả, bánh răng và cụm bánh răng, bộ định thời gian, động cơ điện xoay chiều một pha, linh kiện, phụ tùng của động cơ diezel, linh kiện phụ tùng của động cơ dầu, chốt trục, gương chưa có khung (gương được uốn cong để sản xuất gương chiếu hậu xe máy)... với mức thuế áp dụng phổ biến từ 0% đến 10%, thay cho mức 5-10% trước đó.

Một số mặt hàng khác như các loại quạt bàn, quạt sàn, quạt trần có công suất không quá 125W, máy hút bụi, máy đánh bóng sàn nhà, máy nghiền hoặc trộn thức ăn, máy vắt ép nước rau quả… áp dụng mức thuế mới 40% thay cho mức 50% hiện hành.

Với việc điều chỉnh này, Bộ Tài chính nhằm giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất điện tử đang hoạt động. Với những ưu đãi miễn giảm thuế, Chính phủ nhằm mục tiêu khuyến khích ngành công nghiệp điện tử trở thành ngành mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2. Phê duyệt kế hoạch tổng thế phát triển công nghiệp điện tử đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Theo quyết định số 75/2007/QD- TTg ban hành ngày 28/5/2007 về phê duyệt kế hoạch tổng thế phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Nhà nước đã thể hiện những nỗ lực

52

trong việc ban hành và thực thi các chính sách nhầm phát triển ngành công nghiệp này trở thành mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp điện tử Việt Nam được mở rộng. Với việc xây dựng định hướng chiến lược ngành công nghiệp điện tử đến năm 2020, Việt Nam đã thể hiện sự nỗ lực trong việc phát triển ngành này trở thành ngành mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử với các quy mô, loại hình khác nhau, từ lắp ráp thành phẩm đến sản xuất linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ, trong đó đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia. Với quan điểm phát triển của các doanh nghiệp trong nước trong thời gian tới: chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa. Nhà nước đã có chủ trương phát triển ngành công nghiệp điện tử theo những định hướng xác định: định hướng sản phẩm và cơ cấu sản phẩm, định hướng thị trường, định hướng nguồn nhân lực, định hướng nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm và công nghệ.

Với việc xây dựng định hướng rõ ràng bên cạnh những giải pháp về cơ chế chính sách với việc hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư bên cạnh việc hoàn thiện các chính sách thuế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp; bên cạnh những giải pháp về vốn đầu tư; về sản phẩm trọng điểm và thị trường; về nguồn nhân lực và công nghiệp phụ trợ. Nhà nước ta đã thể hiện những nỗ lực trong việc xây dựng một định hướng rõ ràng có hệ thống đối với ngành công nghiệp điện tử. Hỗ trợ tối đa các điều kiện ưu tiên dành cho các doanh nghiệp điện tử.

53

Đây là một trong những thuận lợi lớn để các doanh nghiệp sản xuất phát triển và tìm kiếm con đường cho riêng mình.

2.2.Những khó khăn và hạn chế đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam

2.2.1. Khoa học, công nghệ lạc hậu

Việc ứng dụng những công nghệ mới và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam thời gian qua chưa theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong khu vực và trên Thế giới. Vì vậy chỉ có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là được hưởng miếng bánh xuất khẩu và được hưởng lợi từ việc Việt nam gia nhập WTO và những ưu đãi về nhập khẩu mà các nước danh cho Việt nam. Phần lớn các doanh nghiệp điện tử Việt Nam ở diện vừa và nhỏ, khả năng hạn chế nên công nghệ và trang thiết bị sản xuất lạc hậu khoảng 10 -15 năm so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tỉ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ cũng rất thấp, chỉ ở mức 0,3% - 0,5% doanh thu. Ngay cả doanh nghiệp lớn, tỉ lệ này cũng chỉ dao động quanh con số 1%. Trong khi đó, tại Ấn Độ, tỉ lệ đầu tư đạt 5%, Hàn Quốc 10% và Trung Quốc tới 12% (1)

(Chính sự yếu kém về công nghệ đã làm cho năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt nam không đáp ứng được yêu cầu, sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao và chất lượng không phù hợp theo chuẩn mực quốc tế.

2.2.2. Công nghiệp phụ trợ sơ khai và manh mún dẫn đến tình trạng tỉ lệ nội địa hóa thấp.

Nhìn chung ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn sơ khai, yếu kém và manh mún. Số lượng các DN phụ trợ nội địa

54

mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn giản và cơ cấu giá trị NĐH rất nhỏ. Nhận dạng công nghiệp này có thể dựa vào 3 yếu tố.

(1)

http://www.vhdn.vn/index.php?view=article&id=5574&tmpl=comp onent&print=1&page=&option=com_content).

Thứ nhất, tính chất và đặc thù của các sản phẩm, loại sản phẩm phụ trợ như phụ tùng, linh kiện, nguyên phụ kiện... Các danh nghiệp Việt Nam hiện chỉ có thể tập trung đầu tư và phát triển sản xuất các loại phụ tùng linh kiện có kích cỡ cồng kềnh với công nghệ sản xuất không phức tạp và chỉ với mục tiêu đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của các DN FDI.

Ngoài ra, năng lực của các nhà cung ứng chưa mạnh. Các DN nội địa có trình độ công nghệ lạc hậu, trung bình, năng lực tổ chức sản xuất và quản lý chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư FDI. Một trong những điểm yếu nhất là khả năng nghiên cứu, phát triển (R&D).

Thêm nữa, yêu cầu đặt ra cũng như chính sách thu mua từ phía các Cty FDI rất khắt khe về chất lượng, thông số kỹ thuật, nguồn nguyên vật liệu và thời hạn giao hàng. Thực tế, các DN nội địa khó có khả năng đáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu này. Đại diện Cty Daihatsu (NB) đã từng cho biết họ đi khảo sát hàng tháng trời tại 64 DN tìm nhà cung cấp ốc vít theo chuẩn quốc tế nhưng tất cả đều không đáp ứng. Còn Cty Canon, khảo sát hàng năm trời, trầy trật mãi mới tìm được các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng tại VN. Nhưng oái oăm là, trong số vài chục nhà cung cấp thì có đến hơn 90% là các DN FDI (1). Ngay những ngày đầu đặt chân vào VN, Cty LD Toyota VN đã khảo sát và tìm được vài DN VN cung cấp linh kiện, phụ tùng, nhưng đến khi mang mẫu về NB kiểm nghiệm thì không đạt chất lượng. Có quan điểm cho rằng, tình hình này là do các DN FDI nặng về loại hình phụ trợ "ruột".

55

(1)

http://www.laodong.com.vn/Home/Uoc-mo-cong-nghiep-phu-tro- Viet-Nam-con--tren-giay/20093/129868.laodong).

Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là năng lực sản xuất kinh doanh và uy tín của các DN nội địa vẫn chưa mạnh, hay nói rõ hơn là thực trạng ngành CNPT vẫn còn yếu.

Công nghiệp phụ trợ không phát triển khiển tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp điện tử Việt Nam thấp chỉ khoảng 20- 30%, giá trị gia tăng chỉ đạt khoảng 5-10% .

2.2.3.Thách thức đến từ WTO

Ngay khi các cam kết giảm thuế nhập khẩu với WTO có hiệu lực, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất đó là việc Việt nam phải dần từng bước dỡ bỏ hàng rào thuế quan, có nghĩa là việc bảo hộ của Nhà nuớc đối với các

Một phần của tài liệu Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf (Trang 47)