Giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf (Trang 66 - 68)

2. Giải pháp phát triển

2.2.Giải pháp về công nghệ

a.Thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ

Một trong những những khó khăn lớn nhất của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam là công nghệ quá lạc hậu so với thế giới và các nước trong khu vực. Theo các chuyên gia thì công nghệ của ta lạc hậu so với thế giới 20-30 năm. Điều này sở dĩ là do Việt Nam là nước đến sau, vì vậy để theo kịp trình độ thế giới, thay vì chạy theo các nước trong khu vực, nhập công nghệ cũ, chúng ta nên đi tắt đón đầu, cố gắng đạt công nghệ tiến tiến nhất. Để làm được điều này cần tăng cường thu hut các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và chuyển giao công nghệ vào các sản phẩm công nghệ cao, hàm lượng trí tuệ cao.

Để thu hút được họ thì việc tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, mở và đặc biệt là một khuôn khổ chính sách ổn định là điều kiện quan trọng nhất. Bên cạnh đó những yêu cầu như chất lượng lao động cao , cơ sở hạ tầng phải được cải thiện và các ưu đãi về thuế.

Việc phát triển công nghiệp phụ trợ cũng được coi là ưu tiên hàng đầu trong việc thu hút các nguồn FDI vào nghành điện tử nước nhà. Rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản muốn đầu tư vào Việt Nam và nhiều hãng lớn đang cân nhắc chuyển các nhà máy lắp ráp từ Trung Quốc và các nước Đông Á khác sang Việt Nam, tuy nhiên họ còn rất e ngại về sự yêu kém của ngành các ngành phụ trợ, khiến chi phí sản xuất gia tăng do phải nhập linh kiện từ nước ngoài.

b. Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, sủ dụng công nghệ mới

Bên cạnh việc tận dụng các nguồn lực bên ngoài, nhà nước cần chủ động hơn trong việc khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu và sử dụng các công nghệ mới như cấp tín dụng hay bảo lãnh tín dụng cho

67

các doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới, hoặc giảm thuế, hoàn thuế cho các danh nghiệp này.

c. Xây dựng hệ thống đo lường chuẩn quốc tế và cải thiện hệ thông qản lý chất lượng

Cuối cùng chúng ta cần xây dựng một cơ chế thích hợp để thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học. Xây dựng hệ thống các phòng đo kiểm chất lượng sản phẩm điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích cho các doanh nghiệp tham gia chương trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Hướng dẫn đăng ký sở hữu công nghiệp và đăng ký nhãn hàng. Hiện nay, các khía cạnh pháp lý về quản lý chất lượng sản phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (STAMEQ) ban hành. Việc quản lý tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng và phân tích mẫu do Trung tâm Quản lý và Kiểm định chất lượng (QUATEST) thực hiện dưới sự chỉ đạo của STAMEQ tại Hà nội, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh. Việc quản lývà kiểm tra chất lượng sản phẩm là một trong nhiều chức năng quan trọng của chính phủ trongviệc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và tăng cường khả năng cạnh tranh của chúng. Vì thế, năng lực của QUATEST cũng cần phải cải thiện. QUATEST cần xây dựng một hệ thống các phòng đo kiểm chất lượng sản phẩm điện tử chuẩn và tăng cường hoạt động của mình nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ coi việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là trách nhiệm với người sử dụng sản phẩm của họ khi những sai sót của sản phẩm được phát hiện. Quan niệm này không thể chấp nhận được và cần phải thay đổi trước khi họ có thể trở thành nhà cung cấp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc nhận thức được công việc của QUATEST, việc hỗ trợ kỹ thuật dài hạn cũng rất cần thiết nhằm thay đổi tư tưởng cố hữu của một số doanh nghiệp trong nước đối với chất lượng. Đào tạo ngắn hạn không phải là cách làm có hiệu quả đối với

68

vấn đề này. Tuy nhiên, chi phí cho việc hỗ trợ dài hạn như thế vượt quá sức các doanh nghiệp tư nhân. Một số doanh nghiệp Nhật Bản đã đứng ra hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, nhưng hỗ trợ về tài chính và thời gian cho những khoá đào tạo như thế rất tốn kém và không thể kéo dài mãi được. Việc làm thiết thực nhất là tổ chức các chương trình chính thức và thường xuyên hơn cho các doanh nghiệp Việt nam vớisự tham gia của nhiều chuyên gia, trong đó có các chuyên gia của Tập đoàn Phát triển hải ngoại Nhật Bản (JODC).

Một phần của tài liệu Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf (Trang 66 - 68)