Phân tích bộ máy quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bộ máy quản lý Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Xuân.doc (Trang 33 - 57)

II. Phân tích tình hình thực tế về bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần xây

2. Phân tích bộ máy quản lý của Công ty

2.1 Sơ đồ tổ chức, mô hình

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình công ty Cổ phần. Sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau:

Sơ đồ 5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Đội XD

101 Đội XD 102 Đội XD 103 Đội XD 104 Đội XD 105 Đội XD 107

Đội XD

108 Đội XD 109 Đội XD 110

Đội XD 111

Xưởng

mộc điện nướcĐội XL Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản lý Ban kiểm soát

Giám đốc công ty P h òn g tổ ch ức lao đ ộn g P h òn g tài c h ín h k ế toán P h òn g k th u ật t h i c ôn g P ng k in h tế k ế ho ạc h P ầu t ư & q u ản d án p . T h ị t rườ n g & đ ấu t h ầu V ăn p h òn g côn g ty B Q L d án Vi ệt H ưng P h òn g an t oàn c ơ đ iệ n C h i n h án h T P H C M

2.2 Phân tích bố trí cán bộ của từng bộ phận 2.2.1 Quản lý viên cấp cao

Bảng 4: Ban lãnh đạo Công ty

Tên Chức vụ

Ông Nguyễn Văn Dân Chủ tịch HĐQT

Bà Nguyễn Thị Thuý Uỷ viên HĐQT

Ông Nguyễn Việt Thịnh Thành viên HĐQT

Ông Dương Tất Khiêm Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT Ông Nguyễn Đình Thắng Thành viên HĐQT

Ông Nguyễn Huy Hưng Uỷ viên HĐQT

Nguyễn Đình Học Phó giám đốc

Phan Tiến Long Trưởng ban kiểm soát

Đỗ Thị Thanh Vân Thành viên ban kiểm soát

Vũ Tuấn Linh Thành viên ban kiểm soát

Đại hội đồng cổ đông: Theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng Cổ đông có quyền quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty, quyết định định hướng phát triển của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản lý, thành viên Ban Kiểm soát. Có chức năng quyết định loại cổ phần và tổng cổ phần được chào bán. Có quyền bầu, miễn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản lý, ban kiểm soát.

Hội đồng quản lý: Hội đồng Quản lý là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông. Hội đồng Quản lý do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra. Hiện tại Hội Đồng Quản lý Công ty có 4 thành viên. Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quyết định về cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý của công ty. Cơ quan thường trực của Hội đồng quản lý gồm Chủ tịch và ba Ủy viên Hội đồng quản lý có nhiệm vụ giải quyết công việc hàng ngày.

Chủ tịch Hội đồng quản lý là người đại diện cho Công ty trước pháp luật, có trách nhiệm và quyền hạn: triệu tập các phiên họp của Hội đồng quản lý; chuẩn bị nội dung, chương trình và điều khiển các buổi họp để thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý; lập chương trình công tác và phân công các

thành viên thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty; được ủy quyền và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền của mình

Thành viên Hội đồng quản lý trực tiếp thực thi nhiệm vụ đã được Hội đồng quản lý phân công, không ủy quyền cho người khác, nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý: nghiên cứu đánh giá tình hình, kết quả hoạt động và đóng góp vào việc xây dựng phương hướng phát triển, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ; được ủy quyền yêu cầu các cán bộ chức danh trong Công ty cung cấp đầy đủ mọi tài liệu có liên quan đến hoạt động của Công ty để thực hiện nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm bảo mật về tài liệu trước chủ tịch Hội đồng quản lý; tham dự phiên họp của Hội đồng quản lý, thảo luận và biêu quyết các vấn đề thuộc nội dung phiên họp, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, trước Đại hội cổ đông và trước Hội đồng quản lý về những hành vi của mình; thực hiện Điều lệ của Công ty và Nghị quyết của Đại hội cổ đông, Nghị quyết của Hội đồng quản lý có liên quan đến từng thành viên theo sự phân công của Hội đồng quản lý.

Ban Kiểm Soát: Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức

thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành của Công ty. Hiện tại Ban Kiểm soát gồm trưởng ban kiểm soát và hai thành viên. Ban kiểm soát hoạt động độc lập theo qui định của Pháp luật và Điều lệ Công ty. Các thành viên HĐQT, Giám đốc và cán bộ quản lý phải cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu liên quan đến hoạt động của công ty theo yêu cầu của Ban Kiểm soát. Ban kiểm soát có trách nhiệm phản hồi các thông tin cần thiết về những khó khăn và tồn tại từ các kết quả kiểm tra báo cáo tài chính đến HĐQT và Ban Giám đốc, có thể đưa ra ý kiến nhận xét về tình hình tài chính và kinh doanh của Công ty.

Ban Giám đốc: Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Cơ cấu Ban Giám đốc hiện tại gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Chức năng chính của Ban giám đốc là thực hiện các chiến lược kinh doanh mà Hội đồng quản lý đã đặt ra; điều hành Công ty đạt được các mục tiêu cuối cùng; giải quyết công việc hàng ngày của Công ty.

Giám đốc Công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty theo quy định phân cấp của Hội đồng quản lý; chịu trách nhiệm là người tổ chức thực hiện theo các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý và chủ động điều hành sản xuất kinh

công ty trước pháp luật. Có quyền hành cao nhất trong công ty.có các quyền và nhiệm vụ sau đây: Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty; Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản lý.

Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý, Giám đốc và Pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Đây là bộ phận trực tiếp quản lý các phòng ban, báo cáo với giám đốc về mọi mặt của công ty.

Bảng 5: Danh sách cán bộ quản lý, điều hành tại công ty cổ phần xây dựng Thanh Xuân

Chức danh cán bộ quản lý,

điều hành tại doanh nghiệp Họ và tên

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Chủ tịch Hội đồng Quản lý

Công ty Nguyễn Văn Dân Kỹ sư thuỷ lợi

Ủy viên Hội đồng Quản lý

Dương Tất Khiêm Thạc sỹ kỹ thuật; Kỹ sư xây dựng – ngành XD

Nguyễn Đình Thắng Cử nhân kinh tế

Nguyễn Huy Hưng Thạc sĩ kinh tế - ngành kế toán Trưởng Ban kiểm soát Phan Tiến Long Kỹ sư đô thị - ngành giao thông

san nền

Thành viên Ban kiểm soát Đỗ Thị Thanh Vân

Kỹ sư xây dựng – ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp Lê Thanh Hải Thạc sĩ kinh tế

Giám đốc Công ty Dương Tất Khiêm Thạc sỹ kỹ thuật; Kỹ sư xây

dựng – ngành XD

Phó Giám đốc Công ty

Nguyễn Đình Học Kỹ sư xây dựng – ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp Ngô Quang Đạo Kỹ sư xây dựng – ngành xây

dựng dân dụng và công nghiệp Nguyễn Việt

Phương Kỹ sư vật liệu xây dựng

Kế toán trưởng Công ty

ĐT: 04.8686559 Nguyễn Huy Hưng Thạc sĩ kinh tế - ngành Kế toán

Chánh Văn phòng Cty Phùng Thị Loan Cử nhân kinh tế

TP Tổ chức lao động

ĐT: 04.8689650 Lương Công Tú

Kỹ sư xây dựng – Ngành Kinh tế xây dựng

TP TT và Đấu thầu ĐT: 04.8686751 TP QLDA và Đầu tư DT: 04.8688847

TP Kỹ thuật TC

ĐT: 04.8686539 Phan Tiến Long

Kỹ sư đô thị - ngành giao thông san nền

TP Kinh tế - Kế hoạch

ĐT: 04.8686558 Đỗ Thị Thanh Vân

Kỹ sư xây dựng – ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp Phòng An toàn – Cơ điện

ĐT: 04.8687165

Nguyễn Mạnh Cường

Kỹ sư xây dựng – Ngành xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Chủ tịch Công đoàn: Lương Công Tú

Phó Chủ tịch Công đoàn: Phùng Thị Loan Bí thư Đoàn Thanh Niên: Lê Thanh Hải

Vai trò và trách nhiệm chung của các trưởng phòng là: Giám sát và quản lý hiệu suất tổng thể của các nhân viên trong bộ phận của mình. Phân tích, báo cáo, đưa ra các khuyến nghị và phát triển các chiến lược về cách cải thiện chất lượng và số lượng. Đạt được mục tiêu kinh doanh và tổ chức, tầm nhìn và mục tiêu. Tham gia vào việc lựa chọn nhân viên, phát triển nghề nghiệp, quy hoạch, kế thừa và đào tạo định kỳ. Lập ra nội quy về hình phạt và phần thưởng áp dụng cho phòng, ban của mình. Chịu trách nhiệm cho sự phát triển và gia tăng tài chính và thu nhập của tổ chức. Xác định vấn đề, tạo ra sự lựa chọn và cung cấp các lựa chọn thay thế các tiến trình hành động.

2.2.2 Văn phòng Công ty

Văn phòng Công ty cơ cấu gồm Chánh văn phòng là cử nhân kinh tế có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc lâu năm cùng một số cán bộ nhân viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành kinh tế, luật, ngoại ngữ, văn thư lưu trữ… làm công tác chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công của Công ty và chịu sự điều hành quản lý trực tiếp của Chánh văn phòng, như nhân viên văn thư, nhân viên lễ tân…

Phòng có chức năng tham mưu cho HĐQT và Giám đốc Công ty trong lĩnh vực hành chính, văn thư, soạn thảo văn bản họp, các chỉ thị, quyết định cũng như thông báo và các nội quy của Công ty. Thực hiện lưu trữ, ghi chép, soạn thảo các văn bản họp của HĐQT, ban Giám đốc… tìm kiếm, xử lý tài liệu cần thiết cung cấp cho HĐQT và ban giám đốc; quản lý hành chính văn phòng của Công ty; xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra nội bộ, theo dõi tiếp nhận và xử lỹ các đơn khiếu nại tố cáo. Văn phòng công ty là nơi thường trực trong công tác tiếp dân, thực hiện công tác tiếp tân trong trường hợp có khách đến liên hệ công việc, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính lý nội bộ, tổ chức tiếp nhận các đoàn thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực liên

quan đến chức năng của phòng; tổ chức chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần cho nhân viên toàn thể Công ty…

2.2.3 Phòng Tổ chức lao động

Phòng tổ chức lao động của Công ty cơ cấu gồm trưởng phòng là kỹ sư chuyên ngành kinh tế xây dựng và một số cán bộ nhân viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản lý nhân lực, kinh tế xây dựng… chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng phòng và sự phân công nhiệm vụ của Công ty.

Phòng có chức năng tham mưu cho HĐQT và Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý nhân sự, tìm kiếm, sắp xếp tổ chức, quản lý bồi dưỡng cán bộ; phối hợp với phòng Kinh tế kế hoạch, phòng Kỹ thuật thi công để xác định nhu cầu nhân sự theo đúng số lượng, chất lượng trong giai đoạn tới, từ đó tổ chức tuyển dụng khi cần thiết. Thực hiện chức năng lao động tiền lương; phối hợp với Phòng Tài chính kế toán xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương, các quy chế phân phối tiền lương và tiền thưởng theo quy định của Nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp ; thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động…

2.2.4 Phòng Tài chính kế toán

Phòng Tài chính kế toán có một kế toán trưởng là thạc sỹ kinh tế ngành kế toán, do HĐQT bổ nhiệm trên cơ sở tiến cử của Giám đốc Công ty; và một số kế toán viên là cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán như: kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, kế toán xuất nhập, thủ quỹ làm công tác nghiệp vụ theo sự phân công điều hành trực tiếp của Kế toán trưởng.

Kế toán trưởng quản lý tác nghiệp, điều hành Bộ máy Kế toán, thực hiện các quy trình tác nghiệp kế toán nhằm đảm bảo việc bảo vệ tài sản của doanh nghiệp đồng thời tuân thủ các quy định của Pháp luật liên quan đến công tác kế toán và thống kê. Kế toán tưởng quản lý Bộ máy kế toán hướng đến việc tiết kiệm tối đa chi phí thông qua quy trình, kiểm soát chặc chẽ chi phí, tránh thất thoát.

Phòng Tài chính - kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán, tổ chức hướng dẫn và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Phòng có chức năng kiểm tra, giám sát công tác tài chính kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính hàng quý, hàng năm và dài hạn theo kế hoạch sản xuất của Công ty, trình HĐQT, Giám đốc Công ty phê duyệt. Phối hợp với các phòng chức năng khác của Công ty để xây dựng cơ chế khoán, lập kế hoạch về chỉ tiêu tài chính trên cơ sở kế hoạch sản lượng của Công ty gửi phòng Kinh tế kế hoạch để tổng hợp báo cáo…

2.2.5 Phòng Kinh tế kế hoạch

Có cơ cấu gồm một trưởng phòng là Kỹ sư xây dựng – ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp và một số cán bộ, kỹ sư tốt nghiệp đại học ngành kinh tế, xây dựng, kiến trúc làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công của Công ty và chịu sự điều hành trực tiếp của trưởng phòng.

Phòng kinh tế kế hoạch có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc trong lĩnh vực kinh tế hợp đồng, kế hoạch sản xuất, thiết bị thi công, cung ứng vật tư, tổ chức quản lý hệ thống kho tàng của Công ty. Nhiệm vụ cụ thể gồm lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho hàng tháng, quý, năm của Công ty, đôn đốc và theo dõi việc thực hiện tiến độ kế hoạch của các bộ phận sản xuất; lập dự toán theo khối lượng và hồ sơ thanh quyết toán khối lượng công trình. Chủ trì lập các dự án đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm trang thiết bị vật tư, là đầu mối giao dịch và thực hiện các thủ tục thương thảo, soạn thảo hợp đồng. Là đầu mối trong công tác tiếp thị, tìm kiếm công việc, tham gia làm hồ sơ dự thầu, đấu thầu, kiểm tra dự toán thiết kế, dự toán thi công của đơn vị thi công. Tham gia xây dựng đơn giá tiền lương với công nhân tại các công trình, xây dựng định mức và đơn giá đối với các công tác đặc biệt phát sinh trong quá trình thi công…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bộ máy quản lý Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Xuân.doc (Trang 33 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w