II. Phân tích tình hình thực tế về bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần xây
4. Cải tiến lề lối làm việc của các phòng ban
Hệ thống báo cáo và cập nhật thông tin tự động là kẻ thù của trách nhiệm pháp lý. Mức độ thận trọng đòi hỏi sự thay đổi ở người giám đốc, phụ thuộc vào tình trạng cụ thể mà công ty đang phải đối mặt. Ban lãnh đạo cần phải lưu tâm tới các điều kiện của thị trường và suy nghĩ thấu đáo về cách thức các xu hướng hay các sự kiện ảnh hưởng tới chiến lược và khả năng kinh doanh của Công ty. Chỉ cần ban giám đốc hành động trên cơ sở nắm bắt thông tin đầy đủ, tự tin, và theo cách khiến họ tin tưởng rằng lợi ích cao nhất của Công ty luôn được đảm bảo, thì các quyết định kinh doanh của họ sẽ nhận được sự bảo hộ từ phía luật pháp. Ban lãnh đạo chủ động tìm kiếm thông tin để được cung cấp thông tin đầy đủ - đó chính là nguyên lý cốt lõi của trách nhiệm chăm sóc Công ty. Để được cung cấp thông tin đầy đủ, ban lãnh đạo phải quan tâm đúng mức tới những tài liệu có liên quan, thực sự suy ngẫm, cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Một sự thiếu quan tâm đối với Công ty - cho dù đó là việc cố ý đưa ra quyết định khi chưa thu thập đầy đủ thông tin và cân nhắc kỹ càng hay thông qua việc bỏ qua có hệ thống một rủi ro đã được biết đến - sẽ không thể thỏa mãn yêu cầu hành động trung thực và dựa trên nền tảng được cung cấp đầy đủ thông tin đối với một giám đốc. Trách nhiệm của người quản lý là phải đòi hỏi được cung cấp thông tin họ cần để biến mình thành người đưa ra quyết định dựa trên thông tin đầy đủ, và đồng thời cũng chính là nghĩa vụ của nhóm quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin cho giám đốc. Ngược lại, giám đốc được quyền dựa vào những thành viên trong hội đồng quản lý và các chuyên gia khác trong quá trình đưa ra quyết định. Hơn thế nữa, giám đốc không nên ngần ngại tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn xem thông tin họ được cung cấp là đủ để ra quyết định hay chưa.
Để đạt được như thế, Công ty vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu trực tuyến – chức năng. Tuy nhiên, các phòng ban cần có sự hỗ trợ và phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng và chủ động. Bằng cách thường xuyên tổ chức các cuộc họp nhằm trao đổi thông tin giữa các phòng, ban, bộ phận, cùng nhau lên kế hoạch cụ thể và chi tiết cho từng công việc cần thực hiện. Sau khi nhất trí phương án thực hiện thì báo cáo với
Ban giám đốc, Hội đồng quản lý và Đại hội đồng cổ đông để kịp thời bổ sung, điều chỉnh kế hoạch hoặc tổ chức thực hiện. Các mảng công việc thuộc phòng ban nào thì phòng ban đó phải chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Công ty. Mức độ hỗ trợ của cơ cấu phải gắn liền với mục tiêu chiến lược của Công ty. Mức độ tạo ra giá lý của các chức năng và những chức năng nào cần thiết để hỗ trợ tốt hơn cho mục tiêu của Công ty. Mức hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu của các vị trí, vai trò nhất định.
Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhiệm vụ của bộ phận và nhu cầu của các thành viên có ý nghĩa đặc biệt đối với vấn đề khích lệ công nhân viên. Do đó phải thiết kế tốt tiêu chuẩn công tác chế độ thưởng phạt và những chế độ quy tắc chặt chẽ của Công ty. Điều quan trọng hơn nữa là việc thiết kế cơ cấu lãnh đạo bộ phận và cơ chế giám sát phải có lợi cho việc điều hòa, phối hợp mối quan hệ giữa các bộ phận chứ không phải là ngược lại. Để Công ty có thể thích ứng được với những thách thức của hoàn cảnh, cần phải thiết kế một chế độ khen thưởng và tiêu chuẩn công tác vừa có lợi cho việc khuyến khích sáng tạo vừa có lợi cho việc xúc tiến tổng hợp và điều hòa, phối hợp.
KẾT LUẬN
Một nhà quản lý có tầm quản lý chiến lược ắt sẽ có tác động mãnh liệt đến sự phát triển cũng như lợi nhuận của doanh nhiệp. Là một nhà quản lý, người ta đều biết “thành công chính là sự hội tụ của các yếu tố: cơ hội, tài năng, sự chuẩn bị chu đáo sẵn sàng”. Cơ hội đôi khi nó tự tìm đến nhưng đôi khi bản thân cũng có khả năng tạo ra, cơ hội sẽ đến với doanh nghiệp nào có năng lực cũng như phát huy được hết khả năng quản lý. Điều được đề cập đến ở đây chính là bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Có thể một doanh nghiệp không có nhiều nhân viên quản lý giỏi nhưng với một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ phát huy được nguồn nhân lực một cách tốt nhất. Sự chuẩn bị chu đáo sẵn sàng là nhân tố quan trọng nhất, một bộ máy quản lý thích hợp có khả năng lường trước được các tình huống sẽ xảy ra, không bị ngỡ ngàng trước những biến động của thị trường cũng như các yếu tố tác động khác. Điều đó cho thấy vai trò của bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp là không thể phủ nhận.
Với sự cố gắng không ngừng, truyền thống đoàn kết, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, đã trải qua thực tế, có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm, các thành viên trong Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Xuân đã luôn tận tụy với công việc, chăm lo trau dồi khả năng chuyên môn, Công ty cũng đã thực hiện đổi mới phương thức quản lý, chú trọng đến đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị công nghệ kỹ thuật, tay nghề kỹ thuật của công nhân được nâng cao… Công ty đã không ngừng phát triển về mọi mặt, đang đần khẳng định tên tuổi và vị trí vững chắc của mình trên thị trường xây dựng. Thương hiệu của công ty ngày càng được nhiều người nhắc đến, tạo được sự tin tưởng đối với công ty mẹ và khách hàng.
Sinh viên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
a. Báo cáo kết quả kinh doanh thường niên Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Xuân
b. Báo cáo đại hội đồng cổ đông thường niên Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Xuân
c. Giáo trình Quản trị kinh doanh, GS.TS Nguyễn Thành Độ, TS Nguyễn Ngọc Huyền, nxb Lao đông – xã hội.
d. Giáo trình Quản trị chiến lược, PGS.TS Lê Văn Tâm
e. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, PGS.TS Lê Văn Tâm, TS Ngô Kim Thanh
f. Giáo trình Quản trị nhân lực, PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Ths. Nguyễn Vân Điềm
g. Giáo trình Quản trị tài chính, PGS.TS Lưu Thị Hương h. Giáo trình Quản trị xây dựng PGS.TS Lê Công Hoa i. Báo điện tử: www.quantri.com.vn;
j. Báo điện tử www.vnn.vn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
Chương I:...2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỘ MÁY QUẢN LÝ...2
I. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp...2
1. Khái niệm, nội dung và yêu cầu của tổ chức bộ máy quản lý. ... 2
2. Các mô hình và nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý. ... 4
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy quản lý: ... 8
4. Các phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: ... 9
II. Vai trò và sự cần thiết phải hoàn thiện bộ máy quản lý ...10
1. Vai trò của tổ chức bộ máy quản lý. ... 10
2. Sự cần thiết phải hoàn thiện bộ máy quản lý. ... 12
Chương II:...14
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THANH XUÂN...14
I.Giới thiệu về Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Xuân...14
1. Thông tin chung về công ty ... 14
2. Quá trình hình thành và phát triển ... 14
3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty ... 15
4. Một số đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản lý ... 16
II. Phân tích tình hình thực tế về bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Xuân ...26
1. Phân tích các chức năng và lĩnh vực quản lý của Công ty ... 26
2. Phân tích bộ máy quản lý của Công ty ... 33
Chương III...57
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THANH XUÂN...57
I.Nhận xét chung về Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Xuân...57
1. Thuận lợi ... 57
2. Khó khăn ... 57
II.Định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn tới...58
1. Nhiệm vụ tổng quát ... 58
2. Các nhiệm vụ cụ thể ... 58
III.Một số giải pháp cụ thể đặt ra...61
1. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý của Công ty ... 61
2. Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ quản lý viên của Công ty ... 63
3. Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực ... 65
4. Cải tiến lề lối làm việc của các phòng ban ... 66
KẾT LUẬN...68
Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty ngày 31/12/2010...18
Bảng 2: Tài sản cố định công ty ngày 31/12/2010...21
Bảng 3: Tài sản ngắn hạn trong kỳ...21
Bảng 4: Ban lãnh đạo Công ty...34
Bảng 5: Danh sách cán bộ quản lý, điều hành tại công ty cổ phần xây dựng Thanh Xuân ...37
Bảng 6: Các chỉ tiêu về cán bộ quản lý ở Công ty...45
Bảng 7: Độ tuổi và trình độ chủ yếu của các quản lý viên...45
Bảng 8: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2007 đến 2010...47
Bảng 9:Tổng doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ...50
Đơn vị: VNĐ...50
Bảng 10: Phương án phân chia lợi nhuận năm 2010 như sau:...50
Bảng 11: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán...51
Bảng 12: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn...51
Bảng 13: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010...52
Bảng 14: Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời...52
Bảng 15: Chi phí quản lý doanh nghiệp...53