- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
2.9 Xuất khẩu theo hình thức thương mại điện tử 1 Định nghĩa Thương mại điện tử
2.9.1 Định nghĩa Thương mại điện tử
Thương mại điện tử (e-commerce) bao gồm các họat động kinh doanh, giao dịch thương mại dựa trên các công cụ điện tử (electronic) mà cụ thể là mạng Internet và WWW (World Wide Web - tức những trang web hay website).
Các hoạt động thương mại trong Thương Mại Điện Tử có thể là: mua bán hàng hóa; quảng cáo; marketing; tìm kiếm đối tác và khách hàng; trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, thanh toán trực tuyến, hỗ trợ khách hàng,
tìm kiếm thông tin về hàng hóa, dịch vụ…Các hoạt động này khi được thực hiện trên mạng Internet đã đem lại rất nhiều tiện dụng và lợi ích so với các hình thức thương mại truyền thống.
2.9.2 Ưu điểm- Lợi ích của thương mại điện tử: 1. Đối với cá nhân:
-Người tiêu dùng dễ dàng tham khảo thông tin về các sản phẩm và dịch vụ, so sánh giá cả, chất lượng mẫu mã của nhiều nhà cung cấp trước khi quyết định mua hàng. -Người tiêu dùng có thể mua hàng ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào, thanh toán qua mạng và được giao hàng tận nơi, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức.
-Các cá nhân có thể mua bán, trao đổi với nhau các nhu cầu mua bán giữa cá nhân với cá nhân, các vật dụng cũ, các đồ sưu tầm với những hình thức mới như đấu giá, bán lẻ trên phạm vi toàn cầu.
-Người tiêu dùng có thể khai thác một nguồn thông tin khổng lồ trên mạng Internet, dễ dàng tìm ra sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất của các nhà cung cấp ở khắp nơi trên thế giới
-Với những tiện ích của Internet, người tiêu dùng được hưởng lợi khi sản phẩm có thể được bán với giá thấp hơn so với các kênh phân phối khác.
-Các dịch vụ như ngân hàng, giáo dục …sẽ có cách phục vụ tiện lợi hơn và đỡ mất thời gian và công sức của người sử dụng
2. Đối với Doanh nghiệp:
-Doanh nghiệp có một kênh phân phối mới tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, mở rộng thị trường ra toàn cầu.
-Doanh nghiệp có thể cắt giảm rất nhiều chi phí về nhân công và mặt bằng, chi phí marketing, in ấn tài liệu, chi phí cho các khâu trung gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
-Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp có mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, hỗ trợ khách hàng tốt hơn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng.
-Việc liên lạc, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp có thể diễn ra nhanh chóng, không bị giới hạn về khoảng cách địa lý, tăng hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh của doanh nghiệp
-Rút ngắn sự cách biệt trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có qui mô khác nhau, doanh nghiệp nhỏ có khả năng tạo ra hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng không thua gì các doanh nghiệp lớn.
-Thương Mại Điện Tử tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới, tạo nên những cuộc cách mạng trong việc thay đổi những phương thức kinh doanh.
Tóm lại:
-Đối với người tiêu dùng: quyền của người mua được gia tăng đáng kể trong việc chọn lựa hàng hóa, tham khảo thông tin, mua hàng với giá rẻ hơn và được phục vụ tốt hơn. -Đối với doanh nghiệp: Thương Mại Điện Tử đem đến những lợi ích: giúp Doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh, đem lại dịch vụ hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng.
Với khả năng kết nối mở Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng. Ngày nay chúng ta thấy Internet xuất hiện trong mọi lĩnh vực : thương mại, chínhh trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội ..., và cũng từ đó các dịch vụ trên
Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet.