Thực trạng gia công của ngành da giày Việt Nam:

Một phần của tài liệu Giải pháp về nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 40 - 42)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

3.1.3Thực trạng gia công của ngành da giày Việt Nam:

9. Thương mại điện tử

3.1.3Thực trạng gia công của ngành da giày Việt Nam:

Tuy Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu giày dép lớn thứ 2 trên thế giới nhưng đến nay, lĩnh vực xuất khẩu thuộc nhóm chủ lực của nước ta vẫn chủ yếu cặm cụi “lấy công làm lãi”.

Ông Trần Đình Thăng, Giám đốc Công ty TNHH Nhật Việt, một trong số ít doanh nghiệp giày dép sản xuất toàn bộ và trực tiếp xuất khẩu với thương hiệu Vento, khẳng định: “Phần lớn các doanh nghiệp da giày của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu sản xuất dưới hình thức gia công cho nước ngoài hoặc cho thuê nhà xưởng”. Báo Lao Động mới đây cũng cho biết đến 70% các doanh nghiệp da giày của Việt Nam hiện nay là gia công

thuần túy cho nước ngoài. Đây là thực trạng không lấy gì làm tự hào của ngành công nghiệp đã có gần 20 năm “hội nhập và phát triển”.

Da giày là một trong những lĩnh vực đầu tiên đón nhận làn sóng đầu tư nước ngoài từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước với việc hình thành hàng loạt nhà máy gia công, liên doanh, 100% vốn nước ngoài) trải dài trên cả nước. Thế nhưng đến nay, ngành xuất khẩu đứng thứ 3 của Việt Nam với hơn 600.000 lao động vẫn bị đánh giá là lợi nhuận thấp. “Mặc dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu, nhưng giá trị gia tăng của ngành này chỉ đạt 25%”- báo cáo của Hiệp hội da giày Việt Nam (Lefaso) cho hay. Giá trị gia tăng nhỏ nhoi đó chủ yếu nằm ở sức lao động, yếu tố được xem là xem là “lợi thế cạnh tranh” lớn nhất của da giày Việt Nam những năm qua. Song lợi thế về “giá nhân công rẻ” và “nguồn lao động dồi dào” này đang mất dần đi khi người lao động không còn mặn mà với công việc hết sức vất vả, khắc nghiệt mà thu nhập thấp (da giày là một trong những ngành có thu nhập thấp nhất). Bằng chứng là ngành da giày hay xảy đình công và tình trạng khan hiếm lao động đã bắt đầu diễn ra ở nhiều doanh nghiệp da giày của Hải Phòng trong năm nay.

Sở dĩ giày dép Việt Nam vẫn miệt mài gia công, giá trị gia tăng thấp bởi “80% nguyên liệu phải nhập khẩu”, “ngành phụ liệu mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giày... nhưng lại bỏ ngỏ những loại phụ kiện tinh xảo”; “năng suất lao động của Việt Nam rất thấp, chỉ bằng 1/10 Indonesia, 1/20 Malaysia, 1/30 Thái Lan”; “trình độ tay nghề ở mức trung bình và trung bình khá”- theo báo cáo của Lefaso khẳng định.

Thật đáng buồn là sau gần 2 thập kỷ làm ăn với nước ngoài, được tiếp thu rất nhiều kinh nghiệm, công nghệ, bí quyết tiên tiến của thế giới, những đôi giày, đôi dép Việt Nam vẫn phải oằn mình “cõng” trên lưng những thương hiệu ngoại nếu như muốn có chỗ đứng ở thị trường Âu - Mỹ. Việt Nam hiện có hơn 500 doanh nghiệp da giày nhưng những thương hiệu được người tiêu dùng trong nước biết đến chỉ đếm trên đầu ngón tay như Biti’s, Bita’s, Thượng Đình, Vento, Sholega… Còn những thương hiệu Việt Nam có mặt ở thị trường nước ngoại lại càng ít nữa. Dường như mới chỉ có Biti’s (công bố có mặt ở hơn 40 nước), Vento (vươn tới Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Canada, Bắc Mỹ), còn Vina Giày mới đang tìm đường sang Mỹ.

Một vấn đề nữa là các doanh nghiệp da giày Việt Nam chỉ mải mê với thị trường xuất khẩu mà l bỏ ngỏ thị trường trong nước. Hiện các doanh nghiệp da giày Việt Nam mới “phủ sóng” được một nửa thị phần nội địa. Nửa còn lại là “sân chơi” của giày dép Trung Quốc, Thái Lan và một số nước láng giềng.

Một ngành công nghiệp chủ yếu làm gia công, lợi nhuận thấp, không có thương hiệu, chưa thống lĩnh được “sân nhà” thì không thể gọi là một ngành kinh tế mạnh cho dù số lượng về doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, lao động có thể là “hoành tráng”.

Một phần của tài liệu Giải pháp về nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 40 - 42)