Kim ngạch xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Giải pháp về nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 38 - 39)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

3.1.1Kim ngạch xuất khẩu:

9. Thương mại điện tử

3.1.1Kim ngạch xuất khẩu:

BẢNG 2.12: Giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch da giày Việt Nam 2004 - 2010

(ĐVT: triệu USD)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010*

Kim ngạch 3.039 3.550 3.813 4.767 4.015 5.000

Tăng tuyệt đối - 511 263 954 -752 985

Tốc độ tăng đương đối (%)- 16,81 7,41 25,02 -5,76 24,53

(Nguồn: Bộ Thương mại. * năm dự báo)

Tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép tại Việt Nam trong năm 2008 đạt 4,767 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2007. Trong khi đó, năm 2009 chỉ đạt 4,015 tỷ USD, giảm 15,8% so với năm trước. Sự sụt giảm này chủ yếu do xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm, năm 2009 chỉ đạt khoảng 1,1 tỷ USD, năm 2008 đạt 1,5 tỷ USD. Với thị trường EU, năm 2008, xuất khẩu da giày của Việt Nam đã đạt 2,2 tỷ USD và năm 2009 vẫn đạt xấp xỉ 2,1 tỷ USD.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu giày dép có nhiều biến chuyển tích cực, 2,3 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kì năm ngoái chiếm 7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước 6 tháng đầu năm 2010. dự báo trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu giày dép sẽ đạt 5 tỷ USD. Tuy nhiên, để đạt được mức này, da giày Việt Nam cần phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành này nhìn chung là khá cao, trừ năm 2009. Hiện Việt Nam đứng thứ tư trong 10 nước xuất khẩu giày dép hàng đầu trên thế giới, sản phẩm da giày Việt Nam xuất khẩu sang 50 nước chủ yếu là giày thể thao, giày vải, giày da

nam, nữ và dép các loại. Tuy nhiên 70% doanh nghiệp da giày Việt Nam chuyên làm hàng gia công là chính, trong đó 70% nguyên phụ liệu da, giày, đế, chỉ… vẫn phải nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp về nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 38 - 39)