Thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Giải pháp về nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 39 - 40)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

3.1.2Thị trường tiêu thụ

9. Thương mại điện tử

3.1.2Thị trường tiêu thụ

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của mặt hàng giày dép là EU và Hoa Kỳ. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường chính. Sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ là nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu chung của năm 2009 so với 2008.

Kim ngạch xuất khẩu da giày theo các thị trường chính 7 tháng 2010 (ĐVT: 1000 USD)_ (Nguồn:Cục thống kê)

Nước 7 tháng 2010 So với cùng kỳ 2009

Mỹ 746887 121.85%

Vương quốc Anh 287225 106.68%

Đức 198961 105.18%

Hà Lan 165548 97.46%

Tây Ban Nha 140367 101.58%

Bỉ 139046 117.77% I-ta-li-a 131350 114.69% Pháp 106510 104.49% Mê-hi-cô 98931 127.78% Nhật Bản 95289 126.73% CHND Trung Hoa 77291 140.19%

Những năm gần đây là những năm hết sức khó khăn với ngành da giày VIệt Nam. Bên cạnh tác động của khủng hoảng kinh tế, da giày Việt Nam liên tục gánh chịu những vụ kiện chống bán phá giá.từ nhiều nước, đặc biệt là EU. Bên cạnh đó, từ năm 2009, giày da Việt Nam không còn được hưởng mức thuế suất ưu đãi thuế quan (GSP) từ EU là 5% trong 3 năm tới, vì vậy ngoài thuế bán phá giá sẽ phải chịu mức thuế bình thường. Do đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang EU lại giảm 4,55%.

Tuy nhiên, từ đầu 2010 cho tới nay, tình hình xuất khẩu dần ổn định. 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu da giày sang Hoa Kỳ đạt 619 triệu USD, tăng 15,5% so với

cùng kỳ, chiếm 27,2% trong tổng kim ngạch. Đứng thứ hai sau Hoa Kỳ là Anh đạt 242 triệu USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ, chiếm 10,6% trong tổng kim ngạch. Thứ ba là Đức đạt 161,9 triệu USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ, chiếm 7% trong tổng kim ngạch.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, những thị trường xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch: Braxin đạt 49,5 triệu USD, tăng 281,3% so với cùng kỳ, chiếm 2,2% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Ấn Độ đạt 5,4 triệu USD, tăng 127,1% so với cùng kỳ, chiếm 0,24% trong tổng kim ngạch; Đan Mạch đạt 8,9 triệu USD, tăng 73,3% so với cùng kỳ, chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Indonesia đạt 4,2 triệu USD, tăng 66,1% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch.

Ngược lại, một số thị trường xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010 có độ suy giảm về kim ngạch: Cu Ba đạt 504 nghìn USD, giảm 83,1% so với cùng kỳ, chiếm 0,02% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Bồ Đào Nha đạt 463,6 nghìn USD, giảm 49,8% so với cùng kỳ, chiếm 0,02% trong tổng kim ngạch; Thuỵ Điển đạt 16 triệu USD, giảm 33,8% so với cùng kỳ, chiếm 0,7% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Ba Lan đạt 2,1 triệu USD, giảm 31,4% so với cùng kỳ, chiếm 0,09% trong tổng kim ngạch. Tại những thị trường này, giày dép xuất khẩu của Việt Nam cạnh tranh với mặt hàng cùng loại xuất khẩu từ các nước Braxin, Ấn Độ, Campuchia, Banladesh. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp trong nước đã ký được đơn hang sản xuất ổn định với sản lượng tương đương năm trước và đáp ứng được khoảng 70 – 80% năng lực sản xuất hiện có. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn lâm vào tình trạng thiếu nhân công để đáp ứng nhu cầu sản xuất các đơn hàng (trong nước và liên doanh) đều là những đơn vị cung cấp lớn trong các chuỗi cung cấp da giày của các thương hiệu lớn và uy tín như Nike. Adidas, Puma. Chủ yếu là qua hình thức gia công xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp về nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 39 - 40)