Những tồn tại đối với các doanh nghiệp gia công da giày xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là:

Một phần của tài liệu Giải pháp về nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 44 - 46)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

9. Thương mại điện tử

3.2.2.1 Những tồn tại đối với các doanh nghiệp gia công da giày xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là:

Nam hiện nay là:

Lợi ích thu được do gia công xuất khẩu đem lại còn rất hạn chế: Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhưng chủ yếu lại do gia công nên không đem về nguồn thu lớn cho nền kinh tế. Hiện nay, phần thực lãi do gia công hàng xuất khẩu chỉ vào khoảng 10-15% tổng kim ngạch. Một khó khăn khác là, trong khi chi phí đầu vào ngày càng cao (điện, nước, nguyên phụ liệu, vận tải...) thì giá gia công lại luôn bị phía đối tác ép giảm. Đó là chưa kể đến các rào cản kỹ thuật do các nhà nhập khẩu và khách hàng tiêu dùng quốc tế áp đặt.

Hiện nay, thu nhập của người lao động trong ngành da giày còn thấp hơn một số ngành khác nên đã xuất hiện tình trạng dịch chuyển lao động sang những ngành sản xuất có thu nhập cao hơn. Mặc dù các Doanh nghiệp da giày nhận được rất nhiều đơn hàng xuất khẩu, nhưng khó khăn lớn nhất đối với họ chính là không đủ năng lực sản xuất do thiếu lao động. Nếu Doanh nghiệp nhận đơn hàng vượt năng lực sản xuất của mình và để kịp giao hàng cho đối tác, thì doanh nghiệp buộc phải tăng lương công nhân, tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu, vận chuyển bằng đường hàng không... Nhiều doanh nghiệp da giày sẽ không chịu nổi một loạt chi phí tăng lên như vậy.

Không chủ động trong việc lựa chọn đối tác: Trong hoạt động gia công xuất khẩu, các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện gia công theo các đơn đặt hàng hoặc bộ thương mại giao cho nên quá trình tìm kiếm và ký kết hợp đồng của các doanh nghiệp chưa có sự chủ động. Ngoài ra, khả năng nắm bắt thông tin thị trường, cơ hội kinh doanh còn hạn chế, và khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp còn kém nên hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ít có cơ hội quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng ở các nước đặt hàng (đặc biệt là EU) để bắt nắm xu hướng tiêu dùng, nhu cầu và những biến động của thị trường theo thời gian nhằm có chiến lược kinh doanh thích hợp.

Việc gia công xuất khẩu theo đơn đặt hàng quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến cho ngành giày da Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới. Ngay cả thị trường nội địa ngành giày da cũng bị lép vế bởi sự bùng phát của các thương hiệu nước ngoài đặc biệt là hàng Trung Quốc.

Hạn chế về khả năng tự thiết kế, ra mẫu chào hàng, chủ động cân đối các điều kiện cho sản xuất (từ nguồn vật tư trong nước) và khả năng đáp ứng các yêu cầu của các nhà

nhập khẩu (Về tiêu chuẩn sản phẩm, về môi trường và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp).

Năng suất lao động trong ngành giày thấp vì 5 lý do trình độ văn hóa công nhân thấp, không được đào tạo kỹ lưỡng, khâu tổ chức điều phối sản xuất kém, nguyên vật liệu thường không được cung ứng đồng bộ và đơn hàng nhỏ lẻ, thiết bị không đầy đủ. Thống kê cho thấy, năng suất của các nhà máy phía Bắc thấp hơn phía Nam, các doanh nghiệp nhà nước năng suất thấp hơn các liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hiện mỗi lao động Việt Nam mới làm ra khoảng 1.063 đôi giày dép các loại mỗi năm, trong khi năng suất lao động ở Ý của 25 năm trước là 2.609 đôi/người/năm và hiện nay khoảng 3.957 đôi/người/năm.

Công nghệ sản xuất mà các doanh nghiệp đang áp dụng phần nhiều lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng ngày càng cao của nhiều thị trường xuất khẩu, thậm chí là tại thị trường nội địa. Theo thống kê của Viện nghiên cứu da giày Việt Nam, thiết bị sản xuất giầy dép của các doanh nghiệp hiện nay được nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc. Phần lớn trong số đó đã không còn phù hợp. Đây chính là mấu chốt làm suy giảm khả năng cạnh tranh.

Phần lớn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc... nên giá trị hàng giày da gia công còn thấp và lợi nhuận không cao.

Vấn đề thanh lý hợp đồng chưa có biện pháp giải quyết cụ thể. Theo quy định của tổng cục hải quan, sau khi kết thúc hợp đồng, các doanh nghiệp phải thanh khoản với hải quan để xác định việc nhập khẩu nguyên vật liệu và việc xuất khẩu sản phẩm để từ đó có biện pháp xử lý nguyên vật liệu dư thừa hoặc thiếu hụt. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều hợp đồng quá dài, hoặc hợp đồng thời hạn không xác định đã gây nhiều khó khăn cho việc thanh khoản hợp đồng. Đã có nhiều trường hợp doanh nghiệp không thể quyết toán được nguyên vật liệu do nhiều hợp đồng kế tiếp nhau với thời hạn không rõ ràng nên cơ quan hải quan buộc phải tạm ngừng làm thủ tục miễn thuế nhập khẩu cho những lô hàng của hợp đồng mới gây khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng gia công.

Về xử lý phế liệu thừa khi thanh lý hợp đồng: Đây là một vấn đề khá nan giải theo báo cáo của một số doanh nghiệp. Các phế liệu sau khi gia công như: dao cắt, da vụn, nhãn mác hàng hóa bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn phải loại bỏ (nhà nhập khẩu gửi bù không lấy lại)… cùng với số nguyên liệu thừa sau khi thanh lý hợp đồng hiện nay chưa có biện pháp xử lý thích hợp. Số hàng hóa này bên đặt gia công xin tái xuất giao lại cho ta không tính tiền. Một nghịch lý ở chỗ, các doanh nghiệp tiếp nhận không biết dùng vào việc gì mà lại phải chịu thuế nhập khẩu đối với lô hàng phế liệu đó. Một

số đưa ra phá hủy có chứng kiến của hải quan nhưng chi phí về phá hủy cũng như tác hại với môi trường gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, trường hợp chuyển qua hội từ thiện, hội nhân đạo thì phải qua nhiều khâu, nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu Giải pháp về nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w