1. Sự tƣơng tác giữa du lịch và nông nghiệp –Du lịch nông nghiệp
2.1. Điểm khác biệt giữ
Vị trí địa lý
Hòa Bình
200°19' - 210°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông. Diện tích tự
http://svnckh.com.vn 29
đô Hà Nội, phía Tây giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội.
Vị trí
73 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 93 km, cách Cảng biển Hải Phòng khoảng 170 km, thuận tiện cả về đường bộ và đường thủy. Hệ thống đường giao thông nội tỉnh và liên tỉnh giữa Hòa Bình và các địa phương khác khá hoàn thiện. Đường cao tốc Hòa Lạc - Thành phố Hòa Bình đã được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch đường cao tốc Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép thực hiện đầu tư
bàn tỉnh như quốc lộ 6 đi qua các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Mai Châu nối liền Hòa Bình với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc khác, điểm gần trung tâm Hà Nội nhất trên quốc lộ 6 của Hòa Bình thuộc huyện Lương Sơn là gần 40km ; quốc lộ 15A đi từ huyện Mai Châu nối quốc lộ 6 với các huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa; quốc lộ 12A đi qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ và tỉnh Ninh Bình, nối quốc lộ 6 (ở Mãn Đức- Tân Lạc);
quốc lộ 12 B chạy qua Lạc Thủy, Kim Bôi, Cao Phong gặp quốc lộ 6 ở ngã ba thị trấn Cao Phong; quốc lộ 21 có điểm đầu là ngã ba giao cắt với quốc lộ 32, trước cửa ngõ vào thị xã Sơn Tây, điểm cuối là thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định qua thị trấn Xuân Mai Hà Nội qua các huyện Lương Sơn, Kim Bôi,
Lạc Thủy xuống Phủ Lý. Đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 21, gặp quốc lộ 12B xã Hưng Thi, Lạc Thủy và quốc lộ 12A tại địa bàn giáp ranh giữa xã Yên Nghiệp của huyện Lạc Sơn và xã Lạc Thịnh của huyện Yên Thuỷ. Các tuyến đường chính này nối với hệ thống đường nối liền các huyện, xã trong tỉnh với thị xã và với các huyện, tỉnh bạn rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội. Hệ thống giao thông thuận tiện là một nhân tố hết sức quan trọng
http://svnckh.com.vn 30
trong việc phát triển nông nghiệp và du lịch nông nghiệp. Nó giúp cho sự lưu thông hàng hóa trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, dẫn đến tiết kiệm được chi phí, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Mặt khác, về du lịch nông nghiệp thì du lịch nông nghiệp thường có thời gian lưu trú ngắn, đa số là nội ngày, sáng đi chiều về nên khoảng cách gần và đi lại thuận tiện với thủ đô là những lợi thế rất quan trọng.
Địa hình – Thổ nhưỡng
Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía Tây đồng bằng sông Hồng, có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng (gồm các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, TP. Hòa Bình, Tân Lạc, Kỳ Sơn, Cao Phong); vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m (gồm các huyện: Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn).
Bảng 2. Địa hình của tỉnh Hòa Bình. (m)
600-700 212.740 (40%) Đà Bắc, Mai Châu, TP. Hòa Bình, Tân Lạc, Kỳ Sơn, Cao Phong
http://svnckh.com.vn 31
Đông Nam
100-200 262.202 Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn
-
-
Có thể thấy rằng, chính điều kiện địa hình và khí hậu có sự phân hóa giữa các vùng trong tỉnh khiến cho nông nghiệp Hòa Bình khá đa dạng, phong phú. Nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh nguyên liệu tập trung được phát triển và nhân rộng như: vùng cam huyện Cao Phong; vùng mía tím huyện Tân Lạc, Cao phong; vùng gỗ, luồng nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Mai Châu; vùng lạc, đậu ở huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; vùng cây dưa hấu ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng cây dược liệu ở Tân Lạc, Lạc Sơn; vùng chè ở huyện Lương Sơn, Mai Châu, Đà Bắc; vùng chăn nuôi gia súc ở Lương Sơn; vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như đào, mận, trồng ngô trên nương ở Mai Châu...Nếu phát huy được các lợi thế của nền nông nghiệp đa dạng và phong phú kể trên, quy hoạch thành liên vùng nông nghiệp-du lịch liên kết chặt chẽ và bổ sung, hỗ trợ nhau thì việc phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên cơ sở phát triển nông nghiệp chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương.
Khí hậu – Sông ngòi
http://svnckh.com.vn 32
Hoà Bình có mạng lưới sông suối phân bổ tương đối dày và đều khắp ở các huyện. Sông Ðà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km2 chảy qua các huyện Mai Châu, Ðà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thị xã Hòa Bình với tổng chiều dài là 151 km. Hồ sông Ðà có dung tích 9,5 tỷ m3 nước; sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, dài 55km; sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, dài 125km; sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn, dài 32km; sông Lãng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu huyện Yên Thuỷ, dài 30km. Hòa Bình cũng là nơi đặt Nhà máy Thủy điện Hòa Bình công suất thiết kế đạt 1.920 megawatt. Ngoài tác dụng phát điện, nhà máy này còn có chức năng ngăn lũ cho sông Hồng, cung cấp nước tưới tiêu và cải thiện giao thông đường thuỷ.
Với điều kiện khí hậu và sông ngòi được ưu đãi như trên, nông nghiệp Hòa Bình có tiềm năng rất lớn về sản lượng và nhất là chất lượng cũng như tính đa đạng của các sản phẩm nông nghiệp.
2.2. Tiềm năng văn hóa – con người
Hòa Bình có 832.543 dân (tháng 7/2009).
http://svnckh.com.vn 33 0.67% 2.70% 27.73% 1.70% 3.90% 63.30% Mường Kinh Thái Dao Tày Khác
Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Việt (Kinh) chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Người Hoa trước đây sống tập trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy; nhưng sau năm 1979 còn lại một số gia đình và hiện nay sống phân tán ở các xã Yên Trị, Ngọc Lương và Phú Lai huyện Yên Thuỷ. Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác.
Hoà Bình là một trong những vùng đất mà các nhà khảo cổ học chứng minh đã có người Việt cổ sinh sống cách đây hàng vạn năm. Nơi đây còn đọng lại nhiều dấu ấn của một nền văn hóa Hòa Bình rực rỡ qua việc tìm thấy 47 chiếc trống đồng cổ trong đó có trống đồng sông Đà và Miếu Môn thuộc loại đẹp và cổ.
Hòa Bình là một tỉnh đa dân tộc. Các dân tộc vừa phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vừa hòa đồng trong cộng đồng. Người Tày, Thái có nhiều nét giống nhau trong sinh hoạt và phong tục. Dân tộc Mường có nền
http://svnckh.com.vn 34
văn học dân gian phong phú, hát ví Mường với nhạc trống đồng, nhạc cồng chiêng, trường ca Đẻ Đất Đẻ Nước. Dân tộc Thái có làn điệu dân ca Thái tinh tế (hát khắp Thái) giàu hình tượng. Múa xòe Thái là điệu múa mang tính chất cộng đồng cao. Người H'Mông có múa khèn, múa ô. Đặc biệt uống rượu cần là một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu được trong các dịp lễ Tết, hội hè, tiếp khách quý của người Mường và Thái. Các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình có rất nhiều lễ hội như lễ hội cầu mát, lễ hội cầu phúc bản mường, lễ cơm mới, lễ khẩn chiêm, hội xéc bùa, hội xên bản, xên mường, hội cầu mưa…
Với một nền văn hóa gắn liền với nông – lâm nghiệp lâu đời và sự đa văn hóa, đa sắc tộc, giàu bản sắc của các dân tộc anh em cùng chung sống bao đời nay, Hòa Bình càng chứng tỏ được tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp của mình. Ngược lại, sự phát triển du lịch nông nghiệp như một phương thức phát triển bền vững sẽ có tác dụng góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn những nét đặc sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở đây.
2.3 Thuận lợi về chính sách Chính sách vĩ mô của nhà nước Chính sách vĩ mô của nhà nước
Đối với du lịch, Đảng và Nhà nước đã và đang coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội, và đã đề ra định
http://svnckh.com.vn 35
hướng phát triển du lịch heo hướng hiện đại, chất lượng, có trọng tâm trọng điểm, xây dựng thương hiệu mạnh; đồng thời khai thác hợp lý nguồn lực, bảo vệ môi trường gắn khai thác các giá trị văn hoá dân tộc; phát triển du lịch cộng đồng xoá đói giảm nghèo.
trì cùng các bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện Đề án “Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (NNNT)” để trình chính phủ. Một trong những điểm mới của Đề án đó là chính sách miễn, giảm thuế chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó các nhà đầu tư sẽ được miễn tiền sử dụng đất đối với các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; được giảm 20 – 50% tiền sử dụng đất phải nộp trong một số trường hợp khác; nhà đầu tư có dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, dự án khuyến khích đầu tư nếu thuê đất hộ gia đình, cá nhân để tiến hành dự án đầu tư đó thì được Nhà nước hỗ trợ 50% tiền thuê đất theo khung giá đất của địa phương cho 5 năm đầu tiên kể từ khi hoàn thành xây dựng cơ bản. Ngoài ra, khuyến khích doanh nghiệp có dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, dự án khuyến khích đầu tư tích tụ đất hình thành vùng nguyên liệu thông qua hình thức hộ gia đình, cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với các dự án không thu hồi đất. Đề án cũng đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào NNNT như: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng; ưu đãi về thuế nhập khẩu; khuyến công; phát triển ngành nghề nông thôn; đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho NNNT… Cũng theo Đề án này, chính sách thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn sẽ bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tập trung nghiên cứu những trở ngại đối
http://svnckh.com.vn 36
với việc đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn; nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ trực tiếp, có hiệu lực nhanh cho các nhà đầu tư tiềm năng đầu tư vào khu vực này, trong đó hai lĩnh vực được ưu tiên là vốn và đất đai; tập trung các biện pháp trợ giúp các nhà đầu tư nhỏ và vừa.
Như vậy, nhìn từ quan điểm vĩ mô của nhà nước, mô hình du lịch nông nghiệp là một mô hình có tính ưu việt cao, dựa trên nông nghiệp để phát triển du lịch, đồng thời dùng du lịch như một nhân tố kích thích sự phát triển và nâng cao tính bền vững của nền nông nghiệp và đời sống xã hội nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí. Được hỗ trợ bới những thuận lợi chính sách như vậy, du lịch nông nghiệp hứa hẹn sẽ là một hướng đi sáng của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, cụ thể là những địa phương có tiềm năng lơn như Hòa Bình.
Chính sách của địa phương
Trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010- 2015 đã chỉ rõ “khai thác triệt để các tiềm năng du lịch, đưa du lịch Hoà Bình thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh” đồng thời “phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm phát triển du lịch bền vững”. Tỉnh cũng khuyến khích việc đa dạng hoá các ngành dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế trong, ngoài tỉnh và nước ngoài đầu tư phát triển các loại hình du lịch, ưu tiên phát triển du lịch văn hoá, du lịch sinh thái.
Rõ ràng việc triển khai mô hình du lịch nông nghiệp với lợi thế dựa vào chính nông nghiệp, giảm thiểu rất nhiều mức độ tác động trực tiếp đến môi trường tự nhiên, nhất là những vùng sinh thái dễ vỡ, góp phần tạo thu nhập cho người dân trực tiếp từ du lịch và gián tiếp qua nông nghiệp là một mô
http://svnckh.com.vn 37
hình kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn có tính bền vững và hiệu quả cao. Trong thực tế, nếu được thực sự nhận được sự hỗ trợ về mặt chính sách vĩ mô của nhà nước và tỉnh như trên đây thì du lịch nông nghiệp sẽ đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của địa phương.
Những tiềm năng thiên nhiên con người và những thuận lợi về chính sách được phân tích ở trên xác nhận rằng, trong tương lai, Hoà Bình có thể phát triển mạnh mẽ nền sản xuất nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản, song song với phát triển hình thức du lịch nông nghiệp để nâng cao đời sống nhân dân địa phương, gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
2.4 Tiềm năng thực tế từ phía người dân
Thông qua phỏng vấn thực địa với các hộ nông dân trên địa bàn ba huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Cao Phong tỉnh Hòa Bình, nhóm nghiên cứu đã rút ra được những điểm chính sẽ được phân tích phía dưới bao gồm:
(1) Nhận thức của người nông dân về tầm quan trọng của việc phát triển du lịch nông nghiệp như một chiến lược nâng cao hiệu quả cho kinh tế nông nghiệp. Nhận định của họ về xu hướng phát triển của mô hình kinh tế này cũng sẽ được trình bày
(2) Động cơ cá nhân, cụ thể thúc đẩy người dân muốn tham gia vào du lịch nông nghiệp. Du lịch nông nghiệp là một loại hình kinh doanh nông nghiệp – du lịch hoàn toàn mới mẻ đối với đại đa số nông dân Việt Nam nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng bởi những người nông dân này từ bao đời nay chỉ tập trung vào việc cấy cày, trồng trọt, chăn nuôi và bán buôn các nông sản này cho những người thu mua.
(3) Cuối cùng, nghiên cứu sẽ chỉ ra các thách thức, khó khăn mà người dân cho rằng họ sẽ gặp phải khi bước vào lĩnh vực mới mẻ này. Nói cách, những rào cản ngành sẽ được xem xét, từ đó thấy được thực tế rằng muốn
http://svnckh.com.vn 38
phát triển được du lịch nông nghiệp tại Hòa Bình thì những khó khắn này cần phải được giải quyết.
Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của du lịch nông nghiệp
Kết quả của phiếu khảo sát cho thấy, trên 80% số người được hỏi đặt niềm tin vào triển vọng phát triển du lịch nông nghiệp ở tỉnh Hòa Bình.
Biểu đồ 2. Mức độ nhận thức của người nông dân về tầm quan trọng của du lịch nông nghiệp
http://svnckh.com.vn 39