Nhân rộng mô hình ra các huyện khác ( Cao Phong, Kim Bôi)

Một phần của tài liệu Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 63 - 70)

http://svnckh.com.vn 59

Cao Phong là huyện nằm chính giữa tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Huyện Cao Phong là một huyện miền núi, thuộc vùng Tây Bắc (Việt Nam). Phía Đông giáp huyện Kim Bôi, phía Bắc giáp thành phố Hòa Bình, phía Tây Bắc giáp huyện Đà Bắc (ranh giới là hồ Hòa Bình, trên sông Đà), phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tân Lạc, góc phía Đông Nam giáp huyện Lạc Sơn, tất cả đều thuộc tỉnh Hòa Bình.

Đường bộ quốc lộ 6, chạy gần như theo hướng Bắc Nam cắt ngang huyện, qua thị trấn Cao Phong, nối thành phố Hòa Bình với huyện Tân Lạc. Quốc lộ nối đường 6 với đường 21A, bắt đầu tại ngã ba đường 6 gần dốc Cun chạy sang phía Đông đi Kim Bôi. Đường thủy trên hồ Hòa Bình và sông Đà.

xây dựng được uy tín ở thị trường nhiều tỉnh phía Bắc.

sản lượng cung không đủ cầu như: đậu đũa, măng, nấm, rau xanh nhiệt đới...

6.1.2. Kim Bôi

Kim Bôi đã từng có thời gian tên là Lương Thủy- là một huyện miền núi, phần cuối của vùng Tây Bắc (Việt Nam), là đầu nguồn của dòng sông Bôi, một phụ lưu chính của sông Đáy (góp nước cho sông Đáy), thuộc hệ thống sông Hồng. Nơi đây có nguồn suối nước khoáng nóng, rất tốt cho trị liệu y học

Thác bạc Long Cung, một địa chỉ du lịch thuộc huyện Kim Bôi, Hòa BìnhHuyện Kim Bôi phía Bắc giáp huyện Lương Sơn, phía Tây Bắc giáp huyện Kỳ Sơn, góc phía Tây Tây Bắc giáp thành phố Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Cao Phong, phía Tây Nam giáp huyện Lạc Sơn, phía Nam giáp huyện Yên Thủy, phía Đông Nam giáp huyện Lạc Thủy, phía đông giáp huyện Lương Sơn, tất cả các huyện thị này đều thuộc tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự

http://svnckh.com.vn 60

nhiên của huyện Kim Bôi là 551,03 km².[1] Huyện có các núi Đồi Thơi cao 1.198 m, Đồi Bù cao 833 m.

Toàn huyện có 114.015 dân (tháng 7/2009), gồm dân tộc Mường, Kinh, Dao và các dân tộc khác.

Kim Bôi có huyện lỵ là thị trấn Bo, nằm bên bờ sông Bôi, cạnh con đường quốc lộ nối quốc lộ 6 và quốc lộ 21A.

Khi mới thành lập, huyện có 22 xã, rồi tăng lên 27 xã. Năm 1971 lấy thêm 8 xã của huyện Lương Sơn nằm ở phía đông huyện (Thanh Nông, Hợp Thành, Thanh Lương, Cao Thắng, Cao Dương, Hợp Châu, Long Sơn, Tân Thành) và từ đó huyện Kim Bôi tiếp giáp với tỉnh Hà Tây (nay là TP Hà Nội). Quốc lộ 21A chạy gần rìa ranh giới với huyện Mỹ Đức (Hà Tây), gần như theo hướng Bắc Nam, từ huyện Lương Sơn sang tới huyện Lạc Thủy.

Đường Hồ Chí Minh mới (đoạn Hòa Lạc - Cúc Phương) chạy qua.

http://svnckh.com.vn 61

Nông trường Cao Phong nay là Công ty Rau quả Nông sản Cao Phong có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh sản phẩm các loại cây ăn quả, cây mía, các loại giống cây trồng đồng thời chế biến nông sản và dịch vụ vật tư nông nghiệp, phát huy lợi thế sản phẩm đã có như thương hiệu cam Cao Phong, mía tím Cao Phong. Công ty đẩy mạnh phát triển dịch vụ và chế biến nông sản để chuyển đổi cơ cấu thu nhập vụ.

- Về đất đai : Tổng diện tich đất là 863,9ha Trong đó : + Đất nông nghiệp 808ha + Đất phi nông nghiệp 55,9ha

- Về cơ cấu cây tròng chính: cây ăn quả có múi, cây mía và cây hàng năm khác tới năm 2010 cơ cấu đất nông nghiệp của công ty như sau:

+ Diện tích cây ăn quả là 457 ha + Diện tích cây mía các loại là 270 ha + Diện tích trồng cỏ là 25 ha

+ Diện tích ao hồ là trên 56 ha

Giá trị thu được trên 1 ha sản xuất nông nghiệp (ước tính) bình quân trong giai đoạn 2006-2010 có trên 50 triệu đồng/ năm.

Hoạt động của công ty sẽ có bước đổi mới, năng động và thông thoáng hơn, hiệu quả kinh tế cũng được nâng cao hơn vì vậy đời sống và thu nhập của người lao động cũng được nâng cao bình quân thu nhập của người lao động trong giai đoạn 2006-2010 sẽ đạt từ 1,8triệu đồng/người/tháng, tăng trên 75% so với lương cơ bản.

* Về lao động: căn cứ vào diện tích và nhiệm vụ sản xuất hàng năm công ty phải có trên 700 lao động trực tiếp sản xuất trong đó dự kiến có:

- Lao động hợp đồng không thời hạn có từ 350-380 lao động

- Số lao động còn lại được chuyển sang là lao động hợp đồng thời vụ (số lao động này chủ yếu là các hộ nhận khoản huy động lao động của gia đình mình để tổ chức sản xuất và thu hoạch cho kịp thời vụ ).

http://svnckh.com.vn 62

6.2.2. Kim Bôi

Từ năm 2006, để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 20, nhiệm kỳ 2006- 2010, UBND huyện Kim Bôi đã xây dựng và triển khai 9 Đề án phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó có Đề án xây dựng cánh đồng thu nhập cao (CĐTNC) từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, nhằm tăng thu nhập cho nông dân đang được thực hiện có hiệu quả. “ Vụ xuân trồng dưa hấu, vụ hè thu cấy lúa lai, vụ đông trồng rau màu” hoặc: “ Vụ xuân trồng bí xanh, bí đỏ, vụ hè thu trồng bí đỏ, vụ đông trồng rau đậu”

Các cánh đồng này đều luân canh ba vụ/ năm bao gồm 53 cánh đồng “ hai vụ lúa + một vụ màu”; 16 cánh đồng “ một vụ lúa + hai vụ màu”; 12 cánh đồng trồng cả ba vụ màu.

vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, làm ra những sản phẩm thị trường cần như nuôi nhím, nuôi ngan Pháp và lợn rừng lai thương phẩm.

quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất này, đó là nguồn nước khoáng. Theo những người già nhất ở đây kể rằng, nước khoáng đã phun trào từ bao đời nay. Hiện tại, 4 điểm khoáng phun trào lộ thiên đang được khai thác sử dụng. Nguồn nước khoáng Kim Bôi nằm sâu trong lòng đất, khi phun trào nhiệt độ luôn là 360C. Theo các chuyên gia Tiệp Khắc (cũ) khẳng định, so với một số loại nước khoáng tại Tiệp Khắc và Liên Xô (cũ) thì nước

http://svnckh.com.vn 63

khoáng Kim Bôi có công dụng vượt trội. Bởi nước khoáng Kim Bôi có hàm lượng can xi cao và nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người.

Đặc biệt rất hiệu quả trong việc chữa một số bệnh như viêm khớp, dạ dày, đường ruột, tiêu hóa, bệnh ngoài da và có tác dụng giảm tress rất tốt. hội truyền thống, Cồng Chiêng mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Mường cùng với một tiềm năng du lịch rất phong phú là hệ thống các hang, động những ngọn núi, cánh rừng, các khu mộ cổ Đống Thếch ở xã Vĩnh Đồng, khu du lịch vui chơi giải trí của Khai Đồi ở xã Sào Báy, khu du lịch sinh thái Cửu Thác ở xã Tú Sơn, Thác Mặt Trời ở xã Kim Tiến, khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng cao cấp Mớ Đa, khu rừng đặc dụng Thượng Tiến, mỏ nước nóng xã Vĩnh Đồng, khu Resort xã Vĩnh Tiến… Ở đây đã có các khu nghỉ dưỡng có tín nhiệm như Khách sạn Công Đoàn Việt Nam, khu điều dưỡng người có công với Cách mạng…

Bí thư Huyện ủy Kim Bôi, Đinh Công Hồng cho biết: “Để phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp - du lịch - dịch vụ và phát huy tiềm năng du lịch của địa phương, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2006 – 2010, Huyện ủy, UBND huyện đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch - dịch vụ”. Mục đích là để khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có trên địa bàn nhằm tăng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh du lịch.

Đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng nông nghiệp - du lịch - dịch vụ, tăng tỷ trọng giá trị của ngành văn hóa - thể thao - du lịch trong tỷ trọng kinh tế của địa phương. Thông qua các hoạt động du lịch - dịch vụ để thu hút đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch như: Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, phát triển du lịch sinh thái, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân lao động địa phương, nâng cao đời sống nhân dân… Qua

http://svnckh.com.vn 64

đó, tăng cường các hoạt động giới thiệu, quảng bá thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế.

Đến nay đã có 15 khu vực khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tham gia hoạt động dịch vụ lưu trú du lịch, ăn uống. Các cơ sở này ngày càng được nâng cấp, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng phục vụ. Hàng năm, Sở Công thương Hòa Bình đều có kiểm tra, đánh giá, xếp loại và công nhận khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng đạt tiêu chuẩn. Trong đó có 1 nhà nghỉ du lịch resort đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Trong chiến lược phát triển du lịch - dịch vụ, Kim Bôi có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các lễ hội truyền thống, các làng, bản văn hóa mang dấu ấn đặc trưng của địa phương. Để hoạt động du lịch - dịch vụ có hiệu quả, ngày càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, bên cạnh việc phối hợp soạn thảo các bài giới thiệu, thuyết minh về các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh của Kim Bôi, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, huyện còn rất chú trọng xây dựng các thiết chế văn hóa, nội quy, quy chế quản lý các điểm du lịch, bản làng du lịch, giữ gìn tốt môi trường văn hóa, xã hộivà coi trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên phục vụ.

http://svnckh.com.vn 65

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT HƢỚNG NHÂN RỘNG MÔ HÌNH Ở CÁC TỈNH TIỀM NĂNG KHÁC

Long An….

Một phần của tài liệu Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)