Thuận lợi về chính sách

Một phần của tài liệu Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 39 - 42)

2. Kết quả nghiên cứu về tiềm năng để phát triển du lịch của Hòa Binh

2.3Thuận lợi về chính sách

Chính sách vĩ mô của nhà nước

Đối với du lịch, Đảng và Nhà nước đã và đang coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội, và đã đề ra định

http://svnckh.com.vn 35

hướng phát triển du lịch heo hướng hiện đại, chất lượng, có trọng tâm trọng điểm, xây dựng thương hiệu mạnh; đồng thời khai thác hợp lý nguồn lực, bảo vệ môi trường gắn khai thác các giá trị văn hoá dân tộc; phát triển du lịch cộng đồng xoá đói giảm nghèo.

trì cùng các bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện Đề án “Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (NNNT)” để trình chính phủ. Một trong những điểm mới của Đề án đó là chính sách miễn, giảm thuế chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó các nhà đầu tư sẽ được miễn tiền sử dụng đất đối với các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; được giảm 20 – 50% tiền sử dụng đất phải nộp trong một số trường hợp khác; nhà đầu tư có dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, dự án khuyến khích đầu tư nếu thuê đất hộ gia đình, cá nhân để tiến hành dự án đầu tư đó thì được Nhà nước hỗ trợ 50% tiền thuê đất theo khung giá đất của địa phương cho 5 năm đầu tiên kể từ khi hoàn thành xây dựng cơ bản. Ngoài ra, khuyến khích doanh nghiệp có dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, dự án khuyến khích đầu tư tích tụ đất hình thành vùng nguyên liệu thông qua hình thức hộ gia đình, cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với các dự án không thu hồi đất. Đề án cũng đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào NNNT như: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng; ưu đãi về thuế nhập khẩu; khuyến công; phát triển ngành nghề nông thôn; đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho NNNT… Cũng theo Đề án này, chính sách thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn sẽ bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tập trung nghiên cứu những trở ngại đối

http://svnckh.com.vn 36

với việc đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn; nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ trực tiếp, có hiệu lực nhanh cho các nhà đầu tư tiềm năng đầu tư vào khu vực này, trong đó hai lĩnh vực được ưu tiên là vốn và đất đai; tập trung các biện pháp trợ giúp các nhà đầu tư nhỏ và vừa.

Như vậy, nhìn từ quan điểm vĩ mô của nhà nước, mô hình du lịch nông nghiệp là một mô hình có tính ưu việt cao, dựa trên nông nghiệp để phát triển du lịch, đồng thời dùng du lịch như một nhân tố kích thích sự phát triển và nâng cao tính bền vững của nền nông nghiệp và đời sống xã hội nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí. Được hỗ trợ bới những thuận lợi chính sách như vậy, du lịch nông nghiệp hứa hẹn sẽ là một hướng đi sáng của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, cụ thể là những địa phương có tiềm năng lơn như Hòa Bình.

Chính sách của địa phương

Trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010- 2015 đã chỉ rõ “khai thác triệt để các tiềm năng du lịch, đưa du lịch Hoà Bình thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh” đồng thời “phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm phát triển du lịch bền vững”. Tỉnh cũng khuyến khích việc đa dạng hoá các ngành dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế trong, ngoài tỉnh và nước ngoài đầu tư phát triển các loại hình du lịch, ưu tiên phát triển du lịch văn hoá, du lịch sinh thái.

Rõ ràng việc triển khai mô hình du lịch nông nghiệp với lợi thế dựa vào chính nông nghiệp, giảm thiểu rất nhiều mức độ tác động trực tiếp đến môi trường tự nhiên, nhất là những vùng sinh thái dễ vỡ, góp phần tạo thu nhập cho người dân trực tiếp từ du lịch và gián tiếp qua nông nghiệp là một mô

http://svnckh.com.vn 37

hình kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn có tính bền vững và hiệu quả cao. Trong thực tế, nếu được thực sự nhận được sự hỗ trợ về mặt chính sách vĩ mô của nhà nước và tỉnh như trên đây thì du lịch nông nghiệp sẽ đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của địa phương.

Những tiềm năng thiên nhiên con người và những thuận lợi về chính sách được phân tích ở trên xác nhận rằng, trong tương lai, Hoà Bình có thể phát triển mạnh mẽ nền sản xuất nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản, song song với phát triển hình thức du lịch nông nghiệp để nâng cao đời sống nhân dân địa phương, gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 39 - 42)