Từng bƣớc phát triển du lịch nông nghiệp ở Lƣơng Sơn

Một phần của tài liệu Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 50)

3.1. Xây dựng mô hình kinh tế trang trại làm cơ sở cho phát triển du lịch nông nghiệp lịch nông nghiệp

3.1.1. Vai trò của mô hình kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng

http://svnckh.com.vn 46

thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.

Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới .

Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.

Phát triển kinh tế trang trại (KTTT) là bước đi tất yếu, phổ biến của tất cả các nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Ở Việt Nam, phong trào phát triển trang trại đã và đang được đẩy mạnh tại tất cả các địa phương trong toàn quốc.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế trang trại là 13,8%. Năm 2007, tổng vốn sản xuất của hệ thống trang trại đạt 29.320,1 tỉ đồng, vốn sản xuất bình quân của một trang trại là 257,8 triệu đồng. Nhiều trang trại ở các tỉnh phía Nam như: Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu có quy mô vốn bình quân hơn 500 triệu đồng. Lợi nhuận bình quân từ KTTT đạt gần 120 triệu đồng/trang trại, cao gấp 15 lần so với lợi nhuận bình quân của nông hộ. Giá trị sản phẩm hàng hóa của các trang trại cao hơn mức bình quân chung của cả nước từ 7-10%. Tỉ lệ hàng hóa của nhiều trang trại đạt hơn 90% như cà phê, cao su… Một số trang trại đã kết hợp sản xuất và chế biến, nên đạt hiệu quả kinh tế cao.

http://svnckh.com.vn 47

manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả và tạo bước đệm để phát triển du lịch nông nghiệp.

3.1.2. Mô hình kinh tế trang trại

Các trang trại được hình thành có thể do sự điều phối của tỉnh Hòa Bình cũng có thể do các hộ dân tự nguyện góp đất đai, công sức sau đó xin giấy phép của tỉnh. Đây là mô hình mới nên cần có sự chỉ đạo sát sao và cụ thể của các cơ quan chức năng cũng như các nhà chuyên môn để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả lâu dài.

Những trang trại ở Lương Sơn có thể được quy hoạch thành các khu khác nhau nhưng cơ bản gồm những khu sau:

Khu trồng trọt( những cánh đồng lúa, ruộng bậc thang, nơi trồng các loại cây ăn quả đặc sản và đặc biệt có khu vườn ươm, nhà kính)

Khu chăn nuôi( nơi gồm có các chuồng trại nuôi bò, dê, gà và các khu ao thả cá)

Khu nhà nghỉ( bao gồm các phòng nghỉ cho khách du lịch, bảo tàng nông nghiệp hay các dịch vụ vui chơi khác tùy vào từng trang trại)

Khu mua sắm bán những sản phẩm nông nghiệp do trực tiếp trang trại sản xuất hoặc có thể nhập về từ vùng khác nếu nhu cầu sản phẩm đó cao. Đây là một cách quảng bá thương hiệu khá hiệu quả mà ít tốn kém.

Thực tế hiện nay trong giai đoạn đầu người nông dân chỉ nên coi "Du lịch nông nghiệp" như một hoạt động văn hoá đem lại thu nhập phụ cho gia đình trong thời gian nhàn rỗi. Còn hoạt động chính của họ vẫn là sản xuất nông nghiệp. Do đó khu trồng trọt và chăn nuôi đóng vai trò cơ bản vì nó là nơi diễn ra các hoạt động chính của trang trại. Tập trung nhiều hộ gia đình

http://svnckh.com.vn 48

cùng với sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng là điều kiện thuận lợi để dần dần khẳng định thương hiệu của các sản phẩm nông nghiệp đặc sản.

Các trang trại có thể chuyên biệt về chăn nuôi hoặc về trồng trọt sau đó liên kết với nhau để làm du lịch. Các hộ gia đình nhỏ cũng có thể tham gia làm du lịch nông nghiệp bằng cách tạo địa điểm cho khách du lịch đến tham quan tại chính cánh đồng hay vườn cây ăn quả của gia đình, họ cũng có thể cung cấp dịch vụ lưu trú lại tại nhà cho khách du lịch đặc biệt là du khách nước ngoài những người thích trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp, thưởng thức vẻ đẹp cảnh quan nhân văn do hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo nên tại điểm tham quan. Với nhiều du khách nước ngoài, trong tầng sâu ý nghĩa của du lịch còn nằm ở cốc sữa dê, sữa bò được chế biến ngay gần trang trại; con sông, bến nước, vườn cây, ruộng bậc thang... là nơi mang đến cho họ những cảm nhận đậm nét về Việt Nam.

3.2. Khuyến khích người dân tham gia làm du lịch nông nghiệp

Các hộ gia đình đều có thể cùng tham gia vào hoạt động này để tăng thêm giá trị kinh tế cho nông nghiệp. Việc chuyển từ làm nông nghiệp nhỏ lẻ sang mô hình trang trại kết hợp lồng ghép với hoạt động du lịch không có tác động thay đổi lớn đối với những công việc quen thuộc hàng ngày của người dân. Hoạt động chăn nuôi và trồng trọt vẫn duy trì đều đặn và mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộ gia đình.

Các trang trại sẽ do những người nông dân trực tiếp tham gia quản lý và điều hành sản xuất nhưng vấn đề bất cập là trình độ học vấn của phần lớn nông dân còn thấp, độ nhạy bén với kinh tế thị trường chưa cao. Việc điều hành tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự nhiệt tình của chủ trang trại. Vậy nên rất cần có sự quan tâm của các cơ quan chức năng để nâng cao kiến thức chuyên môn cho người dân.

Đã có nhiều nơi đang thực hiện các chương trình tập huấn cho chủ trang trại. Cứ khoảng hai đến ba tháng, họ lại cùng nhau trao đổi, học tập kinh

http://svnckh.com.vn 49

nghiệm và nghe các chuyên gia hướng dẫn các cách thức để có thể phát triển kinh tế trang trại theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Trong hình thức du lịch văn hóa nông nghiệp thì nông dân địa phương chính là những người sẽ trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch. Họ đóng một vai trò rất lớn trong việc tạo ra giá trị cho dịch vụ du lịch. Chính vì vậy việc đào tạo những kiến thức cơ bản cho người nông dân là vô cùng cần thiết. Bên cạnh việc thông thạo những kiến thức về văn hóa nông nghiệp để giải thích, hướng dẫn cho khách du lịch người dân còn cần được trang bị những kĩ năng mềm về giao tiếp ứng xử, cách giải quyết phàn nàn, tâm lý du khách, marketing du lịch.

Thêm vào đó còn cần kiến thức về thị hiếu, nhu cầu khách hàng, tài nguyên du lịch, dịch vụ liên quan như: lưu trú, ăn uống, vận chuyển, các dịch vụ bổ sung, cách bố trí các điểm tham quan trong chương trình du lịch sao cho phù hợp với tình hình thực tế về điều kiện tài chính, thời gian, thời tiết, sức khoẻ của khách.

Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường là một kĩ năng vô cùng cần thiết vì khách du lịch nước ngoài thường rất quan tâm đến văn hóa nông nghiệp- một nét đặc trưng của Việt Nam.

Tinh thần hiếu khách, phong cách văn minh và ứng xử có văn hóa với mọi người, giữ gìn, bảo vệ và tôn vinh truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc cũng vô cùng cần thiết.

http://svnckh.com.vn 50

http://svnckh.com.vn 51

3.3. Các dịch vụ của du lịch nông nghiệp

Nông trại chăn nuôi

Trại nuôi gà đẻ và thịt, trại nuôi bò, dê, trại nuôi cừu, trại nuôi thả cá, khu bảo tồn của nông trại, cửa hàng bán vật nuôi, các loại vật nuôi khác.

Thị trường và công tác bán lẻ:

Quầy trưng -

trưng bày hàng thủ công, cửa hàng đồ lưu niệm…

Cây trồng và vườn tược:

http://svnckh.com.vn 52

Lưu trú qua đêm:

Các khu nhà nghỉ bình dân với điều kiện và trang thiết bị tốt đảm bảo sự nghỉ ngơi của khách du lịch.

http://svnckh.com.vn 53

Sân nuôi gà vịt và bãi quây súc vật quanh nhà, phòng nghỉ ngơi, vườn tược, những lố

Các hoạt động:

Tham gia vào các hoạt động của nhà nông( cấy lúa, tưới cây, thu hoạch hoa quả…), đám cưới ở nông trang, những chuyến học tập dã ngoại, những chuyến cưỡi xe cỏ khô hay ngồi trên máy kéo, những mê cung, những nhà xưởng, khu chiêm ngưỡng chim chóc, câu cá, chuyến thăm quan bằng xe…

Các hoạt động có thể được phát triển một cách vô cùng đa dạng phụ thuộc vào tính chất của từng trang trại và sự sáng tạo của người dân.

http://svnckh.com.vn 54 - Chuyến du lịch Chuyến du lịch Chuyến du lịch

cổ học như hang Trầm, hang Rổng, hang Tằm, hang Trâu, mái đá Diềm, núi Vua Bà...

http://svnckh.com.vn 55

3.4.

Hình thức du lịch nông nghiệp này tại một số nước đã đưa ra những kết quả về kinh tế rất đáng khích lệ như ở Ý trong năm năm từ 1985 đến 1990 doanh thu từ hoạt động kinh doanh này tăng gấp hai lần. Trong 10 năm từ 1990 đến 2000 đã tăng lên 50%. Doanh số năm 2004 là 880 triệu euro, trong đó khách trong nước là 1/4 còn lại là đến từ các quốc gia Châu Âu khác. Các gia đình thành phố đi du lịch nông thôn hầu hết thường ở từ 3 -6 ngày, mục đích số một là nghỉ ngơi, thứ hai là tham gia các sự kiện và tham quan những di sản văn hóa, thứ ba mới là ăn uống.

Tại Mỹ, mệt mỏi vì sự xô bồ của phố xá, người dân Mỹ ngày càng ưa chuộng những chuyến du lịch đồng quê. Một trang trại đã có đến hơn 1,4 triệu khách/năm; một trang trại khác mỗi năm thu 10 triệu USD lợi nhuận... Thế là nhiều nông dân đã biến trang trại và nhà cửa của mình thành nơi vui chơi giải trí hấp dẫn.

Năm 2001 đã có khoảng 62 triệu lượt người đi nghỉ tại các trang trại. Và doanh thu hàng năm do du lịch đồng quê mang lại dao động từ 20 triệu USD ở Vermont đến 200 triệu USD ở New York. Ở Hawaii, lợi nhuận từ du lịch đồng quê đã tăng 30% trong khoảng thời gian 2000-2003, lên tới 34 triệu USD. Trang trại bò sữa Jersey Dairy của gia đình Young ở Yellow Springs, Ohio thu hút hơn 1,4 triệu khách một năm. Nơi đây có cả nhà đánh bóng chày, sân golf mini, và kem sản xuất tại nhà.

Còn trang trại Country Farm & Stores của gia đình Eckert gần St. Louis, Missouri mang lại lợi nhuận 10 triệu USD một năm, trong đó 80% là từ kinh doanh nhà hàng, lò bánh mì và các cửa hàng lưu niệm.

Để giúp những người nông dân muốn chuyển sang kinh doanh du lịch đồng quê, một số bang của Mỹ đã thành lập các văn phòng du lịch đồng quê.

http://svnckh.com.vn 56

Năm nay, bang Pennsylvania đã thiết lập quỹ tín dụng trị giá 150 triệu USD để trợ cấp và cho vay ưu đãi đối với những nông dân mong muốn chuyển sang kinh doanh loại hình du lịch giải trí mới này.

Ở North Carolina, với sự trợ giúp của văn phòng du lịch, mùa hè vừa rồi Pam Griffin đã biến trang trại thuốc lá của mình ở Fuquay-Varina thành ruộng ngô - "mê cung". Griffin và John, chồng cô chưa bao giờ trồng ngô, nhưng cô quyết định học vì cô không muốn trang trại đã trải qua 5 thế hệ của gia đình John bị bỏ hoang. Hai vợ chồng cô đã đầu tư 30.000USD vào "mê cung" và đến giữa tháng 10 vừa qua đã có khoảng 2.000 khách đến nghỉ ngơi giải trí. Trang trại Hạt dẻ ở Valley Center, California, nơi hấp dẫn hơn 10.000 khách tham quan vào những ngày nghỉ cuối tuần tháng 10, thực chất chẳng có một cây hạt dẻ nào, nhưng lại bán hàng tá loại hạt dẻ khác nhau nhập về từ khắp nơi trên thế giới.

4. ịch nông nghiệp

http://svnckh.com.vn 57

Xây dựng quảng cáo và ý thức cộng đồng

sự hấp dẫn.

Tiếp xúc báo chí

nào, có những hoạt động gì, điểm đặc sắc nào

-

Tạo website cho trang trại

Ngày càng nhiều các gia đình muốn tìm kiếm thông tin t

khách hàng có thể tìm kiếm những dịch vụ và đặt hàng ngay tại trang web của trang trại cũng là một trong những xu hướng của thời đại ngày nay.

Cung cấp thông tin cho khách du lịch

trường học, cơ quan trong thành phố lớn.

Tìm kiếm sự hợp tác

Tìm những đối tác quan hệ phù hợp với quy mô nông trại. Nên tìm ba hoặc bốn đối tác khác để có thể cùng nhau quảng cáo và mở rộng quy mô đó.

http://svnckh.com.vn 58

Các gia đình thường thích thăm quan một vài điểm tại nơi đến. Sự thành công luôn gắn liền với yếu tố hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị để đem lại sự đa dạng về dịch vụ cho du khách.

5. Những khó khăn khi triển khai mô hình du lịch nông nghiệp

5.1. Vốn đầu tư

Đây là một khó khăn lớn của đa phần người nông dân gặp phải. Không có vốn để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch. Nếu được vay thì thủ tục hành chính khá dài dòng và phức tạp dễ gây tâm lý chán nản.

5.2. Kinh nghiệm

Đây là một mô hình mới tại Lương Sơn nên kinh nghiệm cũng là một thách thức rất lớn với người dân địa phương. Từ trước đến nay người nông dân chỉ quen với đồng ruộng. Kinh nghiệm họ tích lũy được chủ yếu liên quan đến công việc đồng áng và chăn nuôi còn kiến thức về du lịch hoàn toàn chưa có nhiều. Kinh nghiệm về kinh doanh, quản lý cũng như marketing cũng là thách thức lớn với nông dân.

5.3. Tiếp cận thông tin

Đây cũng là một điểm yếu của nông dân Việt Nam nói chung. Việc khai thác các nguồn thông tin có sẵn để làm phong phú thêm kinh nghiệm của mình hay tiếp cận các nguồn dữ liệu về nhu cầu thị trường còn bị hạn chế rất nhiều.

6. Nhân rộng mô hình ra các huyện khác ( Cao Phong, Kim Bôi)

http://svnckh.com.vn 59

Cao Phong là huyện nằm chính giữa tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Huyện Cao Phong là một huyện miền núi, thuộc vùng Tây Bắc (Việt Nam). Phía Đông giáp huyện Kim Bôi, phía Bắc giáp thành phố Hòa Bình, phía Tây Bắc giáp huyện Đà Bắc (ranh giới là hồ Hòa Bình, trên sông Đà), phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tân Lạc, góc phía Đông Nam giáp huyện Lạc Sơn, tất cả đều thuộc tỉnh Hòa Bình.

Đường bộ quốc lộ 6, chạy gần như theo hướng Bắc Nam cắt ngang huyện, qua thị trấn Cao Phong, nối thành phố Hòa Bình với huyện Tân Lạc. Quốc lộ nối đường 6 với đường 21A, bắt đầu tại ngã ba đường 6 gần dốc Cun chạy sang phía Đông đi Kim Bôi. Đường thủy trên hồ Hòa Bình và sông Đà.

xây dựng được uy tín ở thị trường nhiều tỉnh phía Bắc.

sản lượng cung không đủ cầu như: đậu đũa, măng, nấm, rau xanh nhiệt đới...

6.1.2. Kim Bôi

Kim Bôi đã từng có thời gian tên là Lương Thủy- là một huyện miền núi, phần cuối của vùng Tây Bắc (Việt Nam), là đầu nguồn của dòng sông Bôi, một phụ lưu chính của sông Đáy (góp nước cho sông Đáy), thuộc hệ thống sông Hồng. Nơi đây có nguồn suối nước khoáng nóng, rất tốt cho trị liệu y học

Thác bạc Long Cung, một địa chỉ du lịch thuộc huyện Kim Bôi, Hòa BìnhHuyện Kim Bôi phía Bắc giáp huyện Lương Sơn, phía Tây Bắc giáp

Một phần của tài liệu Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)