Tiềm năng văn hóa – con người

Một phần của tài liệu Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 37 - 39)

2. Kết quả nghiên cứu về tiềm năng để phát triển du lịch của Hòa Binh

2.2.Tiềm năng văn hóa – con người

Hòa Bình có 832.543 dân (tháng 7/2009).

http://svnckh.com.vn 33 0.67% 2.70% 27.73% 1.70% 3.90% 63.30% Mường Kinh Thái Dao Tày Khác

Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Việt (Kinh) chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Người Hoa trước đây sống tập trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy; nhưng sau năm 1979 còn lại một số gia đình và hiện nay sống phân tán ở các xã Yên Trị, Ngọc Lương và Phú Lai huyện Yên Thuỷ. Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác.

Hoà Bình là một trong những vùng đất mà các nhà khảo cổ học chứng minh đã có người Việt cổ sinh sống cách đây hàng vạn năm. Nơi đây còn đọng lại nhiều dấu ấn của một nền văn hóa Hòa Bình rực rỡ qua việc tìm thấy 47 chiếc trống đồng cổ trong đó có trống đồng sông Đà và Miếu Môn thuộc loại đẹp và cổ.

Hòa Bình là một tỉnh đa dân tộc. Các dân tộc vừa phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vừa hòa đồng trong cộng đồng. Người Tày, Thái có nhiều nét giống nhau trong sinh hoạt và phong tục. Dân tộc Mường có nền

http://svnckh.com.vn 34

văn học dân gian phong phú, hát ví Mường với nhạc trống đồng, nhạc cồng chiêng, trường ca Đẻ Đất Đẻ Nước. Dân tộc Thái có làn điệu dân ca Thái tinh tế (hát khắp Thái) giàu hình tượng. Múa xòe Thái là điệu múa mang tính chất cộng đồng cao. Người H'Mông có múa khèn, múa ô. Đặc biệt uống rượu cần là một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu được trong các dịp lễ Tết, hội hè, tiếp khách quý của người Mường và Thái. Các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình có rất nhiều lễ hội như lễ hội cầu mát, lễ hội cầu phúc bản mường, lễ cơm mới, lễ khẩn chiêm, hội xéc bùa, hội xên bản, xên mường, hội cầu mưa…

Với một nền văn hóa gắn liền với nông – lâm nghiệp lâu đời và sự đa văn hóa, đa sắc tộc, giàu bản sắc của các dân tộc anh em cùng chung sống bao đời nay, Hòa Bình càng chứng tỏ được tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp của mình. Ngược lại, sự phát triển du lịch nông nghiệp như một phương thức phát triển bền vững sẽ có tác dụng góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn những nét đặc sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở đây.

Một phần của tài liệu Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 37 - 39)