Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại AASC

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính Tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán.DOC (Trang 120 - 124)

Báo cáo tài chính tại AASC

1. Quy định về lập kế hoạch kiểm toán

Nhận thức đợc tầm quan trọng của lập kế hoạch kiểm toán, Ban lãnh đạo AASC đã có quy định thành văn về việc lập kế hoạch kiểm toán trong tất cả các cuộc kiểm toán nh sau:

“Nhằm tuân thủ đúng các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, nâng cao chất lợng hoạt động kiểm toán và tăng cờng sức cạnh tranh, Ban Giám đốc Công ty yêu cầu các phòng trớc khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu t công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, kiểm toán dự án phải lập kế hoạch kiểm toán và gửi về phòng kiểm soát chất lợng để lấy ý kiến tham gia và chuẩn bị công việc kiểm soát chất lợng”. ( Văn bản nội bộ - Quy định của AASC về lập kế hoạch kiểm toán)

Để kế hoạch kiểm toán thực sự giữ đúng vị trí là kim chỉ nam xuyên suốt toàn bộ cuộc kiểm toán, quá trình lập kế hoạch kiểm toán của AASC đợc thực hiện theo trình tự:

∗ Gửi th mời kiểm toán và hình thành một hợp đồng kiểm toán. ∗ Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:

- Chuẩn bị các điều kiện cho lập kế hoạch kiểm toán: Thu thập thông tin về khách hàng: cơ cấu tổ chức, đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin về nghĩa vụ pháp lý...

- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đợc kiểm toán: hệ thống kế toán, quy trình hạch toán đang áp dụng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị.

- Thực hiện các bớc phân tích sơ bộ trên Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán và một sô tỷ suất quan trọng.

- Xác định mức độ trọng yếu: xác định những khu vực trọng yếu. - Đánh giá rủi ro kiểm toán

∗ Thiết kế chơng trình kiểm toán (kế hoạch kiểm toán cụ thể): xác định phơng pháp kiểm toán và chơng trình kiểm toán chi tiết đến từng bộ phận

∗ Ban giám đốc soát xét kế hoạch kiểm toán để tránh những sai sót dù là nhỏ nhất, nhằm nâng cao chất lợng của cuộc kiểm toán.

Sau khi lập xong kế hoạch kiểm toán, trớc khi tiến hành kiểm toán đoàn kiểm toán tiến hành tiếp xúc gặp gỡ với đơn vị đợc kiểm toán để trao đổi thống nhất về nội dung, phạm vi, nguyên tắc, thời gian... tiến hành kiểm toán, tạo không khí hiểu biết và hợp tác giữa Công ty và đơn vị đợc kiểm toán.

Nhờ tuân thủ các quy định bắt buộc về việc lập kế hoạch kiểm toán trên, Công ty đã tính toán đợc mức chi phí hợp lý để giữ đợc khách hàng và cạnh tranh đợc với các Công ty kiểm toán khác. Mặt khác, việc lập kế hoạch kiểm toán giúp Công ty hạn chế những bất đồng trong tơng lai giữa kiểm toán viên và khách hàng, cũng nh tạo điều kiện tiến hành cuộc kiểm toán có hiệu quả, cho phép kiểm toán thu thập đợc những bằng chứng đầy đủ và thích hợp, nhờ đó hạn chế đợc tối đa trách nhiệm pháp lý và giữ đợc uy tín nghề nghiệp.

2. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

Do đặc điểm là phần lớn những doanh nghiệp tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, chi phí tổ chức một hệ thống kiểm soát nội bộ có thể nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp, hoặc cha nhận thấy đợc hết tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Do đó, chỉ có một số ít doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh,

hoạt động có hiệu quả, đợc tổ chức đầy đủ, còn phần lớn chỉ đơn thuần kiểm soát ở khía cạnh kiểm toán. Kết quả là hệ thống kiểm soát nội bộ có độ tin cậy thấp và rủi ro kiểm soát cao là điều khó tránh khỏi.

Chính vì vậy mà trong hầu hết các cuộc kiểm toán, AASC đều tiến hành xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ với đầy đủ các bớc: tìm hiểu môi trờng kiểm soát, tìm hiểu chu trình kế toán mà khách hàng đang áp dụng, tìm hiểu các hoạt động kiểm soát của khách hàng. Qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng kiểm toán viên có thể giảm bớt khối lợng công việc kiểm toán và có thể lựa chọn phơng pháp kiểm toán thích hợp.

Trên thực tế, việc mô tả các thông tin từ tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng lên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên đợc các Công ty kiểm toán tiến hành theo 3 hớng: mô tả bằng bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ, bảng tờng thuật, lu đồ. Tại AASC, việc mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên đợc tiến hành theo phơng pháp lập bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ. Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đợc Công ty thiết kế chung cho mọi cuộc kiểm toán, bao gồm hai phần chính:

- Các câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán.

- Các câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ và phơng pháp kế toán áp dụng đối với từng khoản mục trên Bảng cân đối kế toán.

Các câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đợc Công ty lập căn cứ vào thực tế kiểm soát tại các doanh nghiệp Việt Nam, theo chế độ kế toán của Việt Nam. Các câu hỏi này đợc xây dựng theo hớng “mở”, nghĩa là kiểm toán viên có thể thêm vào những câu hỏi mà thực tế để đánh giá chính xác hơn hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán. Các câu trả lời bao gồm 3 loại: có, không và không áp dụng. Căn cứ vào các câu trả lời này và tầm quan trọng của vấn đề nêu trong câu hỏi, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ.

3. Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là một mảng công việc quan trọng và khá phức tạp vì đòi hỏi nhiều thông tin trên các mặt khác nhau về hoạt động của Công ty khách hàng. Quá trình đánh giá rủi ro của Công ty đợc bắt đầu bằng việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng, đặc biệt đối với khách hàng năm đầu tiên. trong quá trình này kiểm toán viên

tiến hành tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, tình hình tài chính, các mối quan hệ với các bên hữu quan, uy tín của khách hàng trên thơng trờng thông qua báo chí, kiểm toán viên khác... Thông thờng việc đánh giá này đợc thực hiện bởi những ngời có kinh nghiệm, thờng là trởng phòng hoặc các nhà quản lý khác. Để đạt đợc hiệu quả cao trong công việc thì ngay từ việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng, công tác quản lý và giám sát luôn đợc chú trọng.

Khi một khách hàng đã đợc chấp nhận, kiểm toán viên bắt tay vào việc đánh giá rủi ro kiểm toán. Công việc đánh giá rủi ro kiểm toán bao gồm việc đánh giá rủi ro các yếu tố cấu thành nên rủi ro kiểm toán. Công việc này thờng đợc giao cho các kiểm toán viên lâu năm nhiều kinh nghiệm và có chuyên môn giỏi thực hiện vì việc đánh giá rủi ro kiểm toán phụ thuộc rất lớn vào khả năng xét đoán và sự nhạy cảm nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Ngoài ra, để chuẩn hoá các bớc công việc của kiểm toán viên, AASC thiết kế mẫu phân tích hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với số d tài khoản và loại nghiệp vụ theo từng cơ sở dẫn liệu trên Báo cáo tài chính. Mẫu phân tích này tổng hợp những thông tin kiểm toán viên thu thập đợc trong quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát tác động đến số d tài khoản và loại nghiệp vụ, làm cơ sở cho kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát cho từng số d tài khoản và loại nghiệp vụ. Nó cho phép những ngời làm việc của kiểm toán viên hiểu đợc cơ sở xét đoán mức rủi ro kiểm soát mà kiểm toán viên đánh giá. Thiết kế này làm giảm những bất đồng của Ban Giám đốc Công ty khách hàng với kiểm toán viên. Bởi vì trong một số trờng hợp, Ban Giám đốc của khách hàng có xu hớng muốn kiểm toán viên đánh giá rủi ro ở mức thấp để kiểm toán viên đặt niềm tin vào hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó giảm bớt các thử nghiệm kiểm toán cơ bản. Nếu việc đánh giá rủi ro kiểm soát có cơ sở rõ ràng, sự nghi nghờ của Ban Giám đốc khách hàng giảm xuống, những bất đồng với kiểm toán viên vì thế cũng ít hơn.

Bên cạnh đó, kết quả đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi rủi tiềm tàng trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên đợc trình bày trên những biểu mẫu rõ ràng, dễ hiểu, trong đó có nói rõ lý do tại sao kiểm toán viên lại đánh giá rủi ro ở một mức độ xác định. Việc giám sát quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán cũng đợc tiến hành chặt chẽ. Thông thờng trởng nhóm kiểm toán thực hiện công việc đánh giá rủi ro kiểm toán, tuy nhiên trong trờng hợp công việc này đợc giao cho kiểm toán viên thì trởng nhóm

kiểm toán thực hiện công việc giám sát quá trình đánh giá và có chỉ đạo kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.

Nh vậy, việc điều hành công tác đánh giá rủi ro kiểm toán kết hợp với việc thiết kế các hớng dẫn chi tiết phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro giúp cho công tác này tiến hành theo hớng chuẩn hoá và dễ hiểu đối với ngời sử dụng tài liệu của kiểm toán viên.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính Tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán.DOC (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w