Thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua việc đánh giá tính trọng yếu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội (Trang 31 - 32)

3. Tỷ suất khả năng sinh lờ

1.2.3 Thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua việc đánh giá tính trọng yếu

Bước tiếp theo trong khâu lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại A.A là việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán của khoản mục trên Báo cáo tài chính. Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán giúp cho KTV đánh giá hiệu quả cuộc kiểm toán và thông qua mức đánh giá trọng yếu với từng khoản mục để có thể thu thập bằng chứng kiểm toán cần thiết để hoàn thành cuộc kiểm toán, từ đó giảm rủiro kiểm toán có thể mắc phải.

Trong bước này KTV chủ yếu sử dụng kỹ thuật tính toán và dựa trên sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của kiểm toán viên để đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Mức trọng yếu được ước lượng cao nghĩa là độ chính xác của số liệu trên BCTC thấp, khi đó số lượng bằng chứng thu thập sẽ nhiều và ngược lại.

Đối với Công ty ABC, KTV tiến hành đánh giá mức trọng yếu ban đầu như sau:

Bảng 1.12: Bảng tính mức trọng yếu tại Công ty ABC

Chỉ tiêu Số tiền trên báo cáo tài chính

Mức trọng yếu ban đầu

Mức trọng yếu tối thiểu Mức trọng yếu tối đa % Mức trọng yếu % Mức trọng yếu

Lợi nhuận thuần

thuần trước thuế 5.569.081.175 4 432.763.247 8 925.526.494 Doanh thu 53.190.661.545 0,4 753.432.384 0,8 1.506.864.767 Tài sản lưu động 75.766.500.121 1 757.665.001 2 1.515.330.002 Nợ ngắn hạn 12.501.696.027 1 125.016.960 2 250.033.920 Tổng tài sản 337.854.965.333 0,5 1.689.274.827 1 3.378.549.653 Mức ước lượng 125.016.960 250.033.920 Lựa chọn mức trọng yếu 125.016.960

Đối với Công ty ABC, KTV sẽ chọn mức trọng yếu là nhỏ nhất: Xem xét bảng trên KTV nhận thấy chỉ tiêu Nợ ngắn hạn có mức trọng yếu nhỏ nhất và tương đối ổn định qua các năm. Mặt khác chỉ tiêu Nợ ngắn hạn cũng là một chỉ tiêu quan trọng trên BCTC. Do đó KTV quyết định mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán tại Công ty ABC dựa vào chỉ tiêu Nợ ngắn hạn là 125.016.960 đ. Vì vậy nếu tổng sai phạm trong BCTC của Công ty lớn hơn 125.016.960 đ thì sẽ được coi là trọng yếu và ngược lại nếu tổng sai phạm trên BCTC mà nhỏ hơn 125.016.960 đ thì sẽ được coi là không trọng yếu

Tương tự đối với Công ty XYZ, KTV tiến hành đánh giá mức trọng yếu ban đầu như sau:

Bảng 1.13: Bảng tính mức trọng yếu tại Công ty XYZ

Chỉ tiêu Số tiền trên báo

cáo tài chính

Mức trọng yếu ban đầu

Mức trọng yếu tối thiểu Mức trọng yếu tối đa % Mức trọng yếu % Mức trọng yếu

Lợi nhuận thuần thuần trước thuế

7.784.425.800 4 311.377.032 8 622.754.064Doanh thu 188.357.095.989 0,4 753.432.384 0,8 1.506.864.767 Doanh thu 188.357.095.989 0,4 753.432.384 0,8 1.506.864.767 Tài sản lưu động 245.865.926.650 1 2.458.659.266 2 4.917.318.532 Nợ ngắn hạn 15.123.458.790 1 151.234.588 2 302.469.176 Tổng tài sản 645.765.980.333 0,5 3.228.829.902 1 6.457.659.803 Mức ước lượng 151.234.588 302.469.176 Lựa chọn mức trọng yếu 151.234.588

Từ Bảng 1.13, cũng như Công ty ABC, đối với Công ty XYZ, KTV cũng lựa chọn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w