Trần Yến Phương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội (Trang 71 - 75)

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Chương trình kiểm toán khoản mục tiền của A.A

Chương trình kiểm toán dành cho các tài khoản: Tiền mặt (TK 111); Tiền gửi ngân hàng (TK 112); Tiền đang chuyển (TK 113).

Mục tiêu

Số dư các tài khoản tiền trên báo cáo tài chính là có thực và đều được ghi nhận đầy đủ trên tài khoản của BCTC (tính hiện hữu và đầy đủ).

Đảm bảo có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với các khoản tiền và số dư các tài khoản tiền được đánh giá theo đúng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán (quyền sở hữu và đánh giá).

Số liệu phù hợp giữa sổ chi tiết, sổ cái và báo cáo tài chính; số dư được phân loại và trình bày thích hợp trên BCTC, các trường hợp bị hạn chế quyền sử dụng được khai báo đầy đủ (tính ghi chép chính xác, trình bày và công bố); Đối chiếu số dư năm trước chuyển qua khoá sổ).

Thủ tục kiểm toán

Thủ tục kiểm toán Người thực

hiện Ngày thực hiện Tham chiếu Kiểm tra tổng hợp và chi tiết tài khoản tiền:

Kiểm tra tổng hợp

1.Lập trang tổng hợp tài khoản tiền, có đưa ra so sánh với niên độ trước. Tìm hiểu những biến động bất thường số dư, tìm lời giải thích hợp lý.

2.Thu thập số dư các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trên sổ kế toán chi tiết, thực hiện đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và Báo cáo tài chính.

Kiểm tra Tiền mặt:

1.Chứng kiến kiểm kê tiền mặt tại quỹ tại thời điểm khoá sổ kế toán hoặc thời điểm kiểm toán cùng với khách hàng.

2.Thu thập Biên bản kiểm kê quỹ tại ngày khoá sổ kế toán, thực hiện đối chiếu số liệu giữa Biên bản kiểm kê với số liệu trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch tìm lời giải thích.

3.Đảm bảo các khoản tiền bằng ngoại tệ đánh giá theo tỷ giá tại thời điểm khoá sổ, kiểm tra xử lý chênh lệch tỷ giá. Đối chiếu với số dư nguyên tệ trên cân đối ngoại bảng.

4.Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán chi tiết, đối chiếu các khoản thu, chi tiền từ các TK đối ứng bất thường, điều tra chi tiết.

kiểm tra chứng từ:

• Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung hạch toán với tài khoản đang hạch toán

• Mẫu của phiếu thu, phiếu chi có phù hợp với quy định hiện hành hay không? Các nội dung trong phiếu thu, phiếu chi có đầy đủ hay không?

• Tính liên tục của việc đánh số thứ tự phiếu thu, phiếu chi có phù hợp với ngày tháng trên chứng từ và ngày tháng ghi sổ hay không? • Phiếu thu, phiếu chi có được đính kèm các

chứng từ gốc hay không (hoá đơn, giấy biên nhận, vv).

• Tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc.

• Sự phù hợp về nội dung, số tiền và thời gian giữa chứng từ gốc và phiếu thu, phiếu chi.

6.Chọn ra các nghiệp vụ phát sinh trước và sau thời điểm khoá sổ kế toán bao nhiêu ngày, kiểm tra việc phân chia niên độ kế toán.

Kiểm tra Tiền gửi ngân hàng:

1.Thu thập các xác nhận số dư TGNH (sổ phụ ngân hàng hoặc xác nhận của ngân hàng) nếu không có thì gửi thư yêu cầu NH xác nhận theo mẫu. Thực hiện đối chiếu số liệu theo xác nhận của Ngân hàng với số liệu trên sổ kế toán, theo dõi kết quả đối chiếu. Giải thích những chênh lệch (nếu có); lưu ý đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn (nếu dưới một năm) thì điều chỉnh về đầu tư ngắn hạn, nếu trên 1 năm thì điều chỉnh về đầu tư dài hạn khác.

2.Kiểm tra bảng đối chiếu các TK ngân hàng do DN lập (nếu có), kiểm tra tính toán các nghiệp vụ đang đợi đối chiếu với Nhật ký tài khoản tiền và bản kê khai NH 3.Đảm bảo rằng các khoản tiền bằng ngoại tệ được đánh giá theo đúng tỷ giá quy định tại thời điểm khoá sổ; kiểm tra cách xử lý chênh lệch tỷ giá. Đối chiếu với số dư nguyên tệ trên cân đối ngoại bảng.

4.Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán chi tiết đối chiếu các khoản thu, chi tiền từ các TK đối ứng bất thường, điều tra chi tiết.

5.Chọn mẫu một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc thu chi tiền gửi Ngân hàng để kiểm tra chứng từ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiếm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để bảo đảm sự phù hợp giữa nội dung hạch toán với tài khoản đang hạch toán

- Các uỷ nhiệm thu, chi, séc… có được đính kèm theo các chứng từ gốc chứng minh (hợp đồng, hoá đơn, giấy biên nhận, đề nghị thanh toán,…) hay không? - Các chứng từ gốc dính kèm có hợp pháp, hợp lệ hay không? - Giữa chứng từ gốc và uỷ nhiệm thu, chi, séc… đã có sự phù hợp, logic về số tiền phát sinh, ngày, lý do phát sinh,… hay chưa

Lưu ý: Đối chiếu mẫu chọn để kiểm tra chứng từ với các phần hành khác.

6.Chọn ra một số giao dịch trước và sau thời điểm khoá sổ kế toán, kiểm tra việc chia cắt niên độ kế toán.

Kiểm tra Tiền đang chuyển:

1.Đối chiếu tổng số tiền trên bảng kê chi tiết các khoản tiền đang chuyển với số dư trên Bảng cân đối và kiểm tra chứng từ ngân hàng của tháng tiếp theo năm sau. 2.Thu thập các bằng chứng có liên quan

Kết luận

Hoàn thiện giấy tờ làm việc (tham chiếu) và giải quyết những vấn đề còn tồn tại (nếu có)

Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội (Trang 71 - 75)