Những lợi thế chung:

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu.DOC (Trang 72 - 74)

III. Đánh giá chung qua nghiên cứu tình hình cạnh tranh mặt hàng xuất

2.Những lợi thế chung:

2.1 So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu nh: hàng dệt may giầy da, hay cơ khí, điện tử lắp ráp... thì trong cùng một lợng kim ngạch xuất khẩu thu về nh nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp. Do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn rất nhiều.

Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc sâu bệnh và các loại hóa chất, xăng dầu và khấu hao tài sản cố định...) chỉ chiếm từ 15 - 20% giá trị xuất khẩu kim ngạch gạo. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra từ 80 - 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nớc, chỉ số này đối với nhân hạt điều xuất khẩu khoảng 27 đến 73%.

Đây là lợi thế ban đầu của các nớc nghèo, khi cha có đủ nguồn ngoại tệ để đầu t xây dựng các nhà máy lớn, khu công nghiệp để sản xuất kinh doanh những mặt hàng tiêu tốn nhiều ngoại tệ.

2.2 Ngành Nông - Lâm - Thủy sản là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Đây là một u thế quan trọng hiện nay của ngành vì trong điều kiện hàng năm Việt Nam phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu ngời bớc vào tuổi lao động. Ví dụ: để trồng và chăm sóc 1 ha dứa hay 1 ha dâu tằm mỗi năm cần sử dụng tới 20 ngời lao động. Trong

khi đó, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn các nớc khác trong khu vực, phổ biến với mức 1 - 1,2 USD/1 ngày công lao động nh trong sản xuất lúa, cà phê. Hiện nay, một số công việc nặng nhọc nh đánh bắt cá ngừ, thu hoạch mía hay thu hoạch lúa đồng bằng sông Cửu Long với giá nhân công cao cũng mới chỉ là 2 - 2,5 USD/ngày công lao động, nhng vẫn rẻ hơn so với Thái lan từ 2 - 3 lần. Tất nhiên lợi thế này sẽ không tồn tại lâu do sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc.

2.3 Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nớc ta rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả nh: cà chua, bắp cải, tỏi, khoai tây... Trong khi đó vào thời gian này ở cả vùng viễn đông của Liên bang Nga và thậm chí cả ở Trung Quốc đang bị tuyết dày bao phủ không thể trồng trọt đợc gì, nhng lại là một thị trờng tiêu thụ lớn và tơng đối dễ tính. Các đối thủ cạnh tranh nh Thái Lan, Philippine lại kém lợi thế hơn so với Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên sinh thái, cả về kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất và tính cần cù lao động của ngời nông dân trong việc trồng các loại rau quả ôn đới đó.

2.4 Một số ít nông sản đợc các nớc phát triển Châu Âu, Bắc Mỹ a chuộng: Nhân điều, dứa, lạc lại có thể trồng ở Việt Nam trên các đất bạc mầu, đồi núi trọc (nh điều), hay trên đất phèn, mặn (dứa) lạc vụ 3 xen canh, nên không bị các cây trồng khác cạnh tranh, mà trên thực tế vẫn còn có khả năng mở rộng sản xuất.

2.5 Các nớc Đông Âu, Liên Xô cũ và Trung Quốc vẫn là thị trờng truyền thống với quy mô lớn và tơng đối dễ tính đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Mặt khác, trên các nớc này hiện có 1lợng doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn phát đạt ở đó. Đây là một lợi thế lớn để nối lại thị trờng tiêu thụ mà bấy lâu nay nớc ta đã bỏ qua cha khai thác có hiệu quả để phục vụ cho sự phát triển ngoại thơng giữa hai bên.

2.6 Nhiều t liệu sản xuất dùng trong quá trình sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản vẫn còn phải nhập khẩu, mà phần lớn lại nhập với giá cao hơn giá

thế giới, chi phí để sản xuất các loại t liệu đó trong nớc rất cao. Do vậy mở cửa hội nhập kinh tế tự do hóa thơng mại sẽ làm cho giá nhập khẩu mặt hàng này rẻ hơn, làm cho giá thành sản xuất và chế biến các mặt hàng nông lâm thủy sản của nớc ta giảm xuống một cách đáng kể - tạo thêm u thế cạnh tranh.

2.7 Thể chế chính trị luôn ổn định, môi trờng đầu t và hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng đợc cải thiện và điều chỉnh sao cho thích ứng dần với tiến trình tự do hóa thơng mại trong khu vực và toàn cầu.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu.DOC (Trang 72 - 74)