Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore thực trạng và triển vọng.DOC (Trang 75 - 78)

Có thể nói, xu thế giảm giá thế giới xảy ra với hầu hết tất cả mặt hàng xuất khẩu, thậm chí là những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, có tới 8/15 mặt hàng chủ lực xuất khẩu bị suy giảm kim ngạch do giá cả trên thị trờng thế giới giảm sút. Vì vậy, bất chấp tổng khối lợng sản xuất tăng lên tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu vẫn không ngừng đợc cải thiện, đang đòi hỏi một loạt giải pháp cấp bách để có thể khôi phục lại sức mua thông qua nâng cao thế cạnh tranh trên thị trờng thế giới nói chung và thị trờng Singapore nói riêng.

*Biện pháp nâng cao chất lợng sản phẩm

Giá cả một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thờng thấp hơn các đối thủ cạnh tranh, lý do chính là chất lợng hàng của ta còn kém. Cũng là gạo 5%, 25% tấm, nhng gạo Thái lan ngon hơn gạo 5%, 25% tấm của Việt Nam, cũng nh cà phê, tỷ trọng cà phê loại II tuy có giảm song tỷ lệ thuỷ phần quá cao 13%, thậm chí có cả hạt đen, mốc, vỡ, lẫn nhiều tạp chất, quy cách màu sắc, độ bóng, độ đồng đều cha đáp ứng tiêu chuẩn Quốc tế. Tiếp nữa, mẫu mã, cách đóng gói và ghi nhãn đơn điệu đã làm cho hàng nông sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập vào thị trờng Singapore. Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam thì phát triển tràn lan, thiếu kỹ thuật, chất lợng giống không ai quản lý, dẫn đến chất lợng thuỷ sản xuất khẩu thấp.

Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, không còn con đờng nào khác Việt Nam phải đặc biệt chú ý tới việc nâng cao chất lợng. Các doanh nghiệp phải lấy yêu cầu của ngời tiêu dùng làm mục tiêu để cải tiến và nâng cao chất lợng sản phẩm.

Hiện nay một trong những nhóm hàng mà chúng ta có khả năng xuất khẩu với khối lợng lớn vào thị trờng Singapore, đó là nhóm hàng thực phẩm, muốn đạt hiệu quả nh mong muốn, đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt mà Chính phủ Singapore đã đề ra, đó là:

Để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, thực phẩm nhập khẩu đợc kiểm nghiệm một cách hệ thống nhằm loại bỏ các nguồn bệnh ngay từ nguồn cung cấp trớc khi đa vào hệ thống phân phối, ta nên hợp tác với Singapore và mời các cơ quan thẩm quyền của Singapore vào để:

- Đánh giá hệ thống và thực tiễn nơi sản xuất

- Kiểm nghiệm và cấp phép cho các nhà sản xuất nông phẩm và cơ sở chế biến. - Gắn nhãn mác cho từng lô hàng nông phẩm nhập khẩu truy nguyên nguồn gốc. - Kiểm tra chất lợng sản phẩm tại cửa khẩu nhập khẩu nông phẩm

- Kiểm nghiệm trớc và sau khi giết mổ tại các cơ sở sát sinh trong nớc

- Kiểm tra trong phòng thí nghiệm đối với gia cầm, thịt đông lạnh, cá đông lạnh và cá tơi sống, rau quả và trứng nhập khẩu để chế biến và tiêu dùng tại Singapore.

Ngoài những yêu cầu trên, nhà nớc nên có các chính sách động viên, khuyến khích, cho vay vốn để các doanh nghiệp tích cực thực hiện các chơng trình, dự án nhằm nâng cao chất lợng sản phẩm. Ngoài ra, nhà nớc cũng cần tập trung vốn để tăng cờng đầu t cho máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, tăng hàm lợng chất xám cho sản phẩm, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị tr- ờng Singapore cũng nh thị trờng quốc tế.

*Biện pháp giảm giá thành sản phẩm

Để giảm giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phải sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động nh tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm chi phí trong sản xuất và lu thông. Đặc biệt chúng ta cần nghiên cứu để giảm tối đa việc nhập khẩu hàng hoá vô hình nh dịch vụ vận tải, bảo hiểm (giành quyền vận chuyển)... để từ đó tận dụng đợc các nguồn nhân lực, phơng tiện sẵn có nhằm góp phần giảm giá thành sản phẩm.

Ngoài chơng trình hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến nông sản (Chúng ta đã có chơng trình hợp tác quy hoạch nuôi trồng, chế biến nông sản với Singapore). Nhà nớc Việt Nam cũng nh chính phủ Singapore cũng nên xúc tiến việc Singapore sẽ thành lập một hệ thống kho bảo quản, phân phối hàng hoá tại Việt Nam để từ hệ thống kho này xuất thẳng đi các nớc không phải tốn phí vận chuyển sang Singapore. Nh vậy, hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sẽ luân chuyển nhanh hơn, các doanh nghiệp đỡ bị đọng vốn cho một chu trình xuất khẩu và chắc chắn giá của sản phẩm sẽ có lợi thế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore thực trạng và triển vọng.DOC (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w