III. Vai trị của các dịch vụ quốc tế trong nền kinh tế tồn cầu:
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC GIÁ TỒN CẦU GLOBAL PRICING STRATEGIES
PRICING STRATEGIES
Tĩm tắt chương:
Trong thế giới ngày nay của sự cạnh tranh khốc liệt, đối đầu với những luật lệ của các Chính phủ khác nhau, sự lạm phát tăng mạnh và sự thả nổi của những đồng tiền mạnh thì chuyên gia marketing tồn cầu cần phải tập trung dành thời gian nhiều hơn nữa cho việc hoạch định chiến lược giá cạnh tranh tồn cầu. Khơng chỉ yếu tố giá cả là một phần trong marketing hỗn hợp để xem xét lợi nhuận cho cơng ty hay tập đồn, mà nĩ cịn là yếu tố để xem xét cho sự gia tăng về các mục tiêu hợp tác giữa các bên lien quan. Tuy nhiên, chiến lược giá tồn cầu luơn cĩ sự liên đới đến các Chính phủ ở các quốc gia vì luơn cĩ sự chuyển dịch về chính sách giá cả ở thị trường này và thị trường khác của một cơng ty hay tập đồn.
Cĩ 3 nguyên tắc của việc chuyển dịch giá cả được đúc kết lại là: Chính sách dựa trên chí phí, Chính sách dựa trên đặc điểm thị trường và Chính sách “chiều dài cánh tay”. Và chính sách chuyển dịch giá cả này được nhìn nhận trên cả 2 phương diện: Bên ngồi và Bên trong cơng ty hay tập đồn đa quốc gia. Nếu xét trong nội bộ thì sự thao túng chính sách chuyển dịch giá cả sẽ gây nên sự phức tạp trong các phương thức quản trị cũng như việc quản lý tài liệu. Nếu xem xét ở gĩc độ bên ngồi thì vấn đề được nhìn thấy cĩ lien quan đến chính sách thuế và các quy định của bản than một quốc gia cụ thể mà cơng ty hay tập đồn đa quốc gia đang hoạt động tại đĩ.
Thơng thường, các quyết định về chính sách giá cả sẽ do Giám đốc hay Trưởng địa phương thực hiện, tuy nhiên, việc hoạch định chính sách giá cả cũng cần phải được cung cấp hay báo cáo thong qua cơng ty mẹ. Chính sách giá cả tại một thị trường đơn chiếc thì thường bị chi phối bởi các biến cố riêng cĩ của thị trường đĩ, hay do đặc tính riêng biệt của thị trường đĩ chi phối. Các đặc tính này cĩ thể bao gồm mục tiêu hoạt động, các loại chi phí, hành vi tiêu dùng của khách hàng, cấu trúc thị trường v.v…
Các yếu tố cá nhân mà cĩ tác động đến các biến cố và kết quả của chúng sẽ như thế nào thì địi hỏi chuyên gia marketing tồn cầu phải thấu hiểu và cần phải luơn nỗ lực. Ngày nay, 2 yếu tố Kiểm
sốt tốt và Hợp tác tốt nếu được thực hiện bài bản và thành cơng thì chắc chắn sẽ dành thế thượng
phong trong hội nhập kinh tế tồn cầu. Các cơng ty hay tập đồn đa quốc gia thường sử dụng cách đối đầu thương mại nhu là một loại vũ khí chiến lược trong cạnh tranh, gia tăng thị phần. Chính vì vậy mà để thực hiện thành cơng thì các cơng ty hay tập đồn đa quốc gia phải cĩ những hoạch định kỹ lưỡng hịng tránh những mất mát đáng tiếc.
Nội dung chi tiết chương 16:
CÁC CHIẾN LƯỢC GIÁ TỒN CẦU
Thành cơng trong việc định giá sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong tiếp thị tổng hợp( marketing mix). Nhiều nhà điều hành tin rằng việc phát triển năng lực định giá là hết sức cần thiết cho sự sống cịn trong kinh doanh và họ xếp việc giá thành sản phẩm đứng ở vị trí quan trọng thứ hai, chỉ sau tính đa dạng của sản phẩm, trong nhựng vấn đề mà các nhà quản trị marketing cần quan tâm. Chương này sẽ tập trung vào cách thiết lập giá thành sản phẩm của các tập đồn đa quốc gia trực tiếp bán sản phẩm tại các nước khác. Cách thiết lập giá được đề cập trong chương này bao gồm việc định giá bán cho các thành viên thuộc tập đồn cũng như việc định giá sản phẩm cho từng thị trưởng riêng lẻ mà cơng ty quản ly. Cùng với sự hội nhập kinh tế và tồn cầu hĩa các thị trường, sự liên kết trong các chiến lược giá giữa các thị trường trở nên quan trọng hơn. Cùng lúc đĩ, các nhà marketing cần phải phát triển những giải pháp sáng tạo trong suốt quá trình trao đổi mua bán quốc tế và cả những trường hợp người mua khơng ngừng áp đặt các điều kiện khác nhau
vào hợp đồng mua hàng của họ vì trị giá đơn hàng hay vì họ khơng cĩ sẵn loại tiền thanh tốn như yêu cầu.
GIÁ CHUYỂN ĐỔI
Giá chuyển, hay giá trong nội bộ tập đồn, là giá bán dành cho các thành viên trong đại gia đình trực thuộc tập đồn mở rộng. Với sự tồn cầu hĩa và sư hợp nhất nhanh chĩng khơng biên giới, nhiều dự đốn rằng hai phần ba giao dịch thương mại trên thế giới sẽ diễn ra giữa các bên cĩ liên quan, bao gồm các hãng tàu và các dịch vụ vận chuyển từ cơng ty mẹ đến các chi nhánh và giao dịch giữa các đối tác liên minh. Điều này cĩ nghĩa là giá chuyển phải được quản ly trong một thế giới bị chi phối bởi các loại thuế suất khác nhau, tỉ giá trao đổi ngoại tệ khác nhau, các quy định khác nhau của từng chính phủ và các thách thức khác về mặt kinh tế và xã hội như chúng ta đã biết trong phần "Thị trường quốc tế 16.1". Việc phân phối các nguồn hàng giữa các đơn vị trong một tập đoàn đa quốc gia đòi hỏi sự quản lý tập trung của cả tập đoàn để thiết lập giá chuyển phù hợp nhằm đạt được những mục tiêu sau:
1. Cạnh tranh trên thị trường quốc tế
2. Giảm được các loại thuế suất vàthuế xuất nhập khẩu 3. Quản lý được dòng lưu thông tiền mặt
4. Giảm thiểu tối đa các rủi ro về chuyển đổi ngoại tệ
5. Tránh các mâu thuẫn với chính phủ nước mình vànước sở tại
6. Những vấn đề cần quan tâm như sư tương đồng về mục tiêu và động lực của các cấp quản lý ở chi nhánh.
Doanh số bán trong nội bộ tập đoàn có thể dễ dàng thay đổi các kết quả hợp nhất của cả tập đoàn trên toàn cầu và các kết quả này góp phần vào một trong những quyết định quan trọng nhất công ty tại thời điểm đó. Đây là một điểm thay đổi so với trước kia vì ngày trước các nhà điều hành chỉ xem giá nội bộï như trách nhiệm riêng của bộ phận kế toán vànhư một vấn đề làm theo yêu cầu. Giá chuyển, khi được xem xét từ triển vọng phát triển mở rộng công ty, sẽ củng cố thêm cách quản lý(bao gồm marketing), giảm thiểu tối đa gánh nặng về thuế nói chung, và giảm các vấn đề pháp lý tại nước mình và nước ngoài. Theo một cuộc khảo sát hàng năm, tỉ lệ các công ty đa quốc gia cho rằng xét về khía cạnh thuế suất giá chuyển là một vấn đề quan trọng nhất tăng từ 1/2 lên 2/3, và ở cấp độ chi nhánh tầm quan trọng của giá chuyển thậm chí còn cao hơn.
Giá chuyển có thể dựa vào chi phí hoặc giá thị trưỡng. Chi phí được tính bằng cách sử dụng chi phí được tính trong nội bộ theo một tỉ lệ phần trăm mức giá chênh lệch được cộng thêm vào. Giá thị trường được dựa trên mức giá bán được thiết lập trên thì trường, và các sản phẩm được bán ra với mức giá đã trừ đi phần giảm giá để các đại lý có được một khoản lợi nhuận. Tóm lại, gía bán dựa trên chi phí dễ kiểm soát hơn vì chi phí thường được tính dựa trên chính nó và là một trong ba chi phí sau: chí phí tổng, biến phí hoặc phụ phí.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán trong nội bộ tập đoàn được liệt kê trên bản 16.1. Các điều kiện thị trường nói chung, và những điều liên quan đến vị thế cạnh tranh nói riêng, được nói đến riêng như chìa khóa đa dạng trong việc cân bằng các mục tiêu điều hành vàcác điểm cần quan tâm liên quan đến thuế. Trên một vài thị trường, đặïc biệt là ở vùng Cực Đông, sự cạnh tranh có thể ngăn cản các nhà marketing quốc tế đạt được giá như mong muốn. Giá cả có thể
phải được điều chỉnh để đáp ứng sự cạnh tranh tại địa phương với chi phí nhân công thấp hơn. Việc thực hiện điều chỉnh này có thể mở cửa vào thị trường và đem đến lợi nhuận hợp lý cho các công ty con. Tuy nhiên, về lâu dài, điều này có thể trở thành việc bù lỗ cho chi lam bat makinh doanh không hiệu quả . Hơn thế nữa, thuế và các luật lệ của chính phủ có thể phản đối việc này vì bán dưới giácó nghĩa là người bán sẽ thu nhập ít hơn hoặc là nhận ít hơn từ công ty mẹ và trả thuế dựa trên giá thấp hơn ở đầu vào nước đang kinh doanh.
Các điều kiện kinh tế trên thị trường, đặc biệt là việc áp dụng quản lý lên các động thái của các quỹ, có thể yêu cầu việc sử dụng giá chuyển đối cho phép công ty chuyển doanh thu về công ty mẹ. Ví dụ: một tập đoàn đa quốc gia tại Mỹ có chính sách sử dụng các thiết bị tập trung từ một nguồn sẽ yêu cầu các công ty con phải muanguyên liệu thô từ công ty mẹ; công ty mẹ bắt đầu tính mức phí chuẩn là 7% cho các dịch vụ cung cấp nguyên liệu thô, bao gồm đảm bảo giao hàng đúng hẹn và đạt chất lượng tốt. Công ty ước tính rằng doanh thu chuyển từ một nước Châu Mỹ La Tinh nơi có luật giới hạn việc chuyển tiền từ các công ty con về công ty mẹ, đã tăng lên thêm gần 900.000 USD sau khi áp dụng việc tính phí thêm.
Một lĩnh vực mới quan trong đang nổi lên cùng với sư gia tăng của các hoạt động thương mại điện tử. Vì thiếu sự hiểu biết và chấp thuận rõ ràng của các cơ quan thuế về thuế suất của các hoạt động chuyễn giá điện tử nên các công ty cần phải đặc biệt rõ ràng trong các vấn đề liên quan đến cách tính giá để tránh giá chuyển bị kiểm toán.
Các mục tiêu của giá chuyển trên thế giới có thể dẫn đến mâu thuẫn, đặc biệt trogn trường hợp nếu các yếu tố tác động giữa các thị trường khác xa nhau. Ví dụ, mục tiêu ở cấp chi nhánh sẽ rất khó phù hợp và tương ứng với các mục tiêu manh tính toàn cầu của tập đoàn đa quốc gia. Vì thế các chính sách riêng biệt nên tồn tại để tạo động lực cho các cấp quản lý chi nhánh tránh được việc đưa ra những quyết định có thể mâu thuẫn với mục tiêu chung của cả tập đoàn đa quốc gia. Nếu các chính sách về giá chuyển dẫn đến việc đo lường tài chính không chính xác về biểu hiện của một chi nhánh thì điều này cần được đưa vào xem xét khi đánh giá biểu hiện của chi nhánh đó.