III. Vai trị của các dịch vụ quốc tế trong nền kinh tế tồn cầu:
Giá trong từng thị trường riêng biệt
Giá trong từng thị trường riêng nơi mà các hoạt động của công ty bị chi phối bởi (1) mục tiêu của tập đoàn, (2) chi phí, (3) thái độ của khách hàng và điều kiện của thị trường, (4) cấu trúc thị trường, và (5) những đặc tính của môi trường. Bởi vì tất cả những yếu tố này đều khác nhau ở từng quốc gia mà tập đoàn đa quốc gia có thể có mặt là cho chính sách giá cũng chịu ảnh hưởng khác nhau. Với việc chính sách giá giữ một vị trí quan trọng với khách hàng, một công ty theo định hướng thị trường phải luôn biết và nhâyh bén với quan điểm của khách hàng và tình hình thực của thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nhà marketing muốn vị trí sản phẩm của mình có thêm những nét khác biệt hơn.
Mặc dù nhiều nhà marketing toàn cầu, kể cả trong những công ty của Mỹ và công ty nước ngoài, đều nhấn mạnh phương pháp không giá cạnh tranh, họ xếp việc định giá ỡ tầm cao như một công cũ marketing ra nước ngoài, dù vậy những quyết định về giá không phải cho thị trường nội địa lại được đưa ra bởi cấp quản lý bậc trung trong hầu hết các công ty. Các quyết định về giá cũng có khuynh hướng được đưa ra nhiều hơn bởi cấp quản lý trong công ty con có sự phối hợp từ trụ sở chính trong những quyết định mang tính chiến lược. Với sự phát triển của
việc mở rông thong mại và hội nhập kinh tế bậc cao, sự phối hợp này đang trở nên quan trọng hơn.
Các mục tiêu tập đoàn
Các nhà marketing toàn cầu phải thiết lập và điều chỉnh các mục tiêu của họ, cả về mặt tài chính (vd: thu nhập từ việc đầu tư), và những gì liên quan đến marketing (vd: duy trì và gia tăng thị phần), dựa trên các điều kiện phổ biến ở từng thị trường. Nhìn chung, giá có thể ảnh hưởng nhiều đến các thay đổi chiến lược của công ty. Điều này được thể hiện rõ ở các quyết định của nhiều công ty đặt ở nước ngoài, ví du, các nhà sản xuất xe hơi, bắt đầu sản xuất tại Mỹ hơn là tiếp tục xuất khẩu. Để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường, nhiều công ty đã tăng số lượng các phụ tùng mua bằng tiền đô trong sản xuất. Ngoài các rào cản thương mại, nhiều công tyh đã bị suy giảm thị phần do tiền long cao hơn tại thị trường nội địa, chi phí vận chuyển tăng và tỉ giá hối đoái bất lợi. Thị phần thường giữ một vai trò quan trọng trong các quyết định về giá. Các nhà marketing sẵn sàng hy sinh lợi nhuận trước mắt để duy trì hoặc có thêm thị phần. Điều này đặc biệt đúng trong tình hình cạnh tranh khắc nghiệt; ví dụ, trong suốt thời kỳ hoạt động cạnh tranh khắc nghiệt trong lĩnh vực máy tính ở Nhật, thu nhập sau thuế của công ty Fuji Nhật trong một năm chỉ có 5% doanh số, so với 12.7% của IPM trên toàn thế giới và 7.6% ở Nhật.
Các quyết định về giá cũng rất khác nhau phụ thuộc vào tình trạng giá. Các điểm căn bản của việc định giá lần đầu, việc điều chỉnh giá, và định giá cho các dòng sản phẩm như đã đầ cập ở trên, cũng áp dụng vào định giá cho các thị trường nước ngoài. Ví dụ, Các công ty như Kodak và Xerox, đều giới thiệu tất cả sản phẩm mới của họ trên toàn thế giới trong một khoản thời gian rất ngắn, đều có một lựa chọn là dùng giá thou hoặc giá thâm nhập. Nếu sản phẩm là một cải tiến mới, các nhà tiếp thị có thể sẽ quyết định tính thêm một phần tiền vào sản phẩm. Tuy nhiên, nếu sự cạnh tranh kịch liệt hoặc có dự đoán về sức cạnh tranh sẽ tăng trong tương lai gần, giá thấp có thể được sử dụng nhằm làm sản phẩm trở nên hấp dẫn với người mua hơn và giảm mức cạnh tranh trên thị trường. Các tập đoàn Hàn Quốc (như Daewoo, Goldsatr, Huyndai, and Samsung) đều đã có khản năng thâm nhập và nắm giữ thị trường dòng hàng thấp ở cả Mỹ và Châu Âu nhờ vào mức giá cạnh tranh trong hơn 10 năm qua.
Phần lớn các tập đoàn Hàn Quốc đều cạnh tranh trên thị trường thế giới với các tập đoàn Nhật về khía cạnh giá cả nhiều hơn là đặc tính sản phẩm, với mục tiêu chính là nắm bắt thị phần mặt hàng giá thấp ở nhiều thị trường khác nhau. Ví dụ, Samsung đã giành được đường vào thị trường Mỹ trong khi đó J.C.Penney vva64nn dò dẫm đường cho sản phẩm lò vi sóng giá thấp vào đầu những năm 1980s. Sản phẩm lò nướng của Samsung có giábán lẻ chỉ ở mức 299USD trong khi đó hầu hết các model khác đều có giá trung bình từ 350 – 400 USD vào thời điểm đó. Tuy nhiên, những bước tiến lớn trong công nghệ sản xuất và sự tiếp thị không ngừng đã bắt đầu làm cho sản phẩm Hàn Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh trong thị phần dòng hàng giá trung bình vàcả cao cấp. Trong nhiều trường hợp, các tập đoàn Hàn Quốc có thể sang bằng khoảng cách giá, và trong một vài trường hợp họ cùng nhau từ bỏ một số thì phần nhất định. Ví dụ, trong khối thị trường tủ lạnh, người Trung Quốc chiếm lĩnh hoàn toàn.
Sự thay đổi về giá có thể thường xuyên nếu như mục tiêu của công ty là bán giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh chính. Ví dụ, một nhà tiếp thị có thể quyết định duy trì mức giá 10 – 20% thấp hơn giá của đối thủ chính; những thay đổi về giá là cần thiết bất cứ khi nào đối thủ cạnh tranh có những thay đổi quan trọng về giá bán của họ. Những thay đổi về giá cũng có thể được yêu cầu bởi vì sự thay đổi của tỉ giá hối đoái. Nhiều nhà marketing cũng đã buôc phải tăng giá ở Mỹ trên những sản phẩm không có xuất xứ tại Mỹ khi đồng đô la suy yếu vào cuối thập niên 1980 và dần cho tới giữa thập niên 1990.