NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và cơ sở xác định các hệ số sức kháng cọc khoan nhồi móng mố trụ cầu ở khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 49)

L ỜI CẢM ƠN

1.7.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu cơ sở xác định hệ số sức kháng cọc khoan nhồi móng mố trụ

cầu bằng lý thuyết xác suất thống kê và lý thuyết độ tin cậy tiên tiến. Cụ thể, từ

việc khảo sát thu thập 24 bộ hồ sơ thí nghiệm thử tải tĩnh cọc khoan nhồi ở khu vực Tp.HCM, tiến hành nghiên cứu xác định đặc trưng thống kê của tỷ số giữa sức kháng thực đo và dự tính (biến gộp sức kháng, λR); từ đó nghiên cứu xác

định hệ số sức kháng cho bốn phương pháp dự tính sức kháng cọc khoan nhồi móng mố trụ cầu trên cơ sở phân tích độ tin cậy.

Chương 2.

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HỆ SỐ SỨC KHÁNG ĐỠ DỌC TRỤC CỌC KHOAN NHỒI THEO LÝ THUYẾT ĐỘ TIN

CẬY

Với triết lý thiết kế theo phương pháp xác suất (LRFD, độ tin cậy) thì khái niệm về hệ số sức kháng là hệ số xét đến đặc trưng thống kê của sức kháng danh

định, chủ yếu được tính toán từ sự biến thiên các tham số đặc trưng của đất nền quanh cọc, kích thước cọc, trình độ tinh thông (tay nghề, chuyên nghiệp) của con người-thiết bị tham gia các giai đoạn thực hiện dự án và tính bất định của phương pháp dự tính sức kháng danh định; nhưng cũng liên quan đến đặc trưng thống kê về hiệu ứng tải thông qua quá trình xác định [1], [30].

Như vậy, để xác định hệ số sức kháng đỡ dọc trục theo điều kiện cường độ đất nền trên cơ sở phân tích độ tin cậy thì cần phải có phương pháp luận phân tích đặc trưng thống kê biến ngẫu nhiên (cho hiệu ứng tải trọng và sức kháng) và phương pháp phân tích xác định hệ số sức kháng trên cơ sở phân tích độ tin cậy.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và cơ sở xác định các hệ số sức kháng cọc khoan nhồi móng mố trụ cầu ở khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 49)