Các khái niệm và thuật ngữ trong tính toán thiết kế

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và cơ sở xác định các hệ số sức kháng cọc khoan nhồi móng mố trụ cầu ở khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 37)

L ỜI CẢM ƠN

1.2.1.Các khái niệm và thuật ngữ trong tính toán thiết kế

TTGH cường độ (TTGH cực hạn): là trạng thái nếu tải trọng ngoài tác

động vượt quá sẽ gây ra sập đổ hoặc ở trạng thái cọc khoan nhồi gặp sự cố.

Lún chìm (Plunging): Là hiện tượng độ lún của cọc tăng liên tục khi tải trọng tác dụng (thử tải cọc) không tăng [1], [3], [30].

Hiệu ứng lực hay hiệu ứng tải (Force Effect, Load Effect): Biến dạng,

ứng suất hoặc tổ hợp ứng suất (tức là lực dọc trục, lực cắt, mô men uốn hoặc xoắn) gây ra do tác động của tải trọng, chuyển vị cưỡng bức hoặc các thay đổi về thể tích [1], [30].

Sức kháng đỡ dọc trục danh định cọc khoan nhồi (Axially Nominal Resistance of Single-Drilled Shafts): Sức chịu tải nén dọc trục cọc khoan nhồi,

được dự tính từ mô hình (phương pháp) tính toán với các thông số đầu vào là kích thước của cọc và các tham số đặc trưng của vật liệu chế tạo cọc hoặc đất nền quanh cọc [1], [30].

Hệ số tải trọng (Load Factor): Hệ số được xác định dựa trên cơ sở đặc trưng thống kê về hiệu ứng tải, chủ yếu được tính toán từ sự biến thiên của các tải trọng, thiếu chính xác trong phân tích và xác suất đồng thời của các loại tải trọng; nhưng cũng liên quan đến đặc trưng thống kê về sức kháng thông qua quá trình định chỉnh [1], [30].

Hệ số sức kháng đỡ dọc trục cọc khoan nhồi theo điều kiện cường độ đất nền (Resistance Factors for Geotechnical Strength Limit State in Axially Loaded Drilled Shafts): Hệ số được xác định dựa trên cơ sở đặc trưng thống kê của sức kháng danh định, chủ yếu được tính toán từ sự biến thiên các tham số đặc trưng của đất nền quanh cọc, kích thước cọc, trình độ tinh thông (chuyên nghiệp) của con người-thiết bị tham gia các giai đoạn thực hiện dự án và tính bất định của phương pháp dự tính sức kháng danh định; nhưng cũng liên

quan đến đặc trưng thống kê về hiệu ứng tải thông qua quá trình xác định [1], [30].

Phương pháp thiết kế theo hệ số tải trọng và hệ số sức kháng (LRFD,

Load and Resistance Factor Design) hay phương pháp hệ số độ tin cậy riêng (partial reliability factor): Là phương pháp thiết kế dựa trên độ tin cậy, khi đó các hiệu ứng tải có hệ số riêng (Qtk) không được vượt quá các sức kháng có hệ

số riêng (Rtk). Thực chất là thiết kế trên cơ sở yêu cầu đảm bảo độ tin cậy. Cách tiếp cận và giải quyết bằng việc sử dụng các hệ số tải trọng và hệ số sức kháng riêng hay còn gọi là hệ sốđộ tin cậy riêng, qua đó đểđạt được độ tin cậy yêu cầu [19], [20].

Trong tiêu chuẩn thiết kế theo LRFD, các hệ số tải trọng và sức kháng được xác định từ một quy trình hiệu chỉnh dựa trên lý thuyết xác suất để có chỉ số tin cậy đồng đều hơn cho các thành phần khác nhau của hệ thống. Các hệ số được xác định thông qua phân tích độ tin cậy dựa trên xác suất thống kê về tải trọng và tính năng của kết cấu công trình.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và cơ sở xác định các hệ số sức kháng cọc khoan nhồi móng mố trụ cầu ở khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 37)