L ỜI CẢM ƠN
1.4. PHÂN TÍCH CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LRFD VÀ
THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH CẦU Ở VIỆT NAM
Lý thuyết độ tin cậy được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam từ đầu những năm 1980. Từ một số các nhà khoa học được đào tạo từ nước ngoài trở về, qua các Hội thảo khoa học, các Seminar tại các Viện nghiên cứu và các Trường Đại học, lý thuyết độ tin cậy đối với kết cấu công trình được áp dụng vào thực tế xây dựng Việt Nam. Có thể nói, lý thuyết độ tin cậy đã được nghiên cứu ứng dụng trong phân tích, đánh giá kết cấu công trình và giảng dạy trong các trường đại học phổ biến ở Việt Nam. Thời gian qua, có một số luận án tiến sĩ kỹ thuật và
luận án thạc sỹđã nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy và lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá độ tin cậy đối với kết cấu công trình, đánh giá công nghệ
thi công bê tông cho các công trình cầu lớn ở Việt Nam v.v....
Hiện tại chưa có đề tài luận án tiến sĩ hay công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào về nghiên cứu xác định hệ số sức kháng đỡ cọc khoan nhồi móng mố
trụ cầu theo lý thuyết độ tin cậy. Tuy vậy, cũng có một số luận văn cao học và bài báo đề cập nghiên cứu về phân tích đánh giá một số tồn tại của lý thuyết, phương pháp dự tính sức kháng của móng cọc nói chung và cọc khoan nhồi mố
trụ cầu nói riêng trong một số tiêu chuẩn thiết kế hiện hành như sau:
- Một số luận văn cao học: Phương pháp hệ số tải trọng và sức kháng trong thiết kế cọc (đóng, ép) chịu tải trọng dọc trục của tác giả Đặng Thị Thanh Thùy (2011) [22]; Phân tích, đánh giá một số vấn đề về tính toán cọc và móng cọc theo Tiêu chuẩn TCXD 208:1998 và Tiêu chuẩn 22 TCN 272–05 của tác giả
Ngô Thị Thanh Hương (2005) [16].
- Một số bài báo khoa học: Trịnh Việt Cường (2012) [15], Trình bày kết quả bước đầu về xác định hệ số sức kháng tương ứng với một số phương pháp tính toán sức chịu tải của cọc đóng, ép trong tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCXD 205: 1998; Trịnh Việt Cường, Đặng Thị Thanh Thùy (2011), “Đánh giá hệ số sức kháng cho một số phương pháp dự báo sức chịu tải của cọc dịch chuyển lớn trong điều kiện đất nền Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo - Hội nghị
khoa học Viện KHCN Giao thông vận tải, Hà Nội; Bùi Đức Lâm (2009), Báo cáo tổng kết đề tài “Lựa chọn phương pháp dự báo sức chịu tải của cọc ma sát phù hợp với điều kiện Việt Nam”, Bộ Xây dựng; Xác định sức kháng ma sát đơn vị dọc thân cọc qua thí nghiệm đo biến dạng dọc trục của tác giả Vũ Thanh Hải & Phạm Quang Hưng (2010); Một số vấn đề trong tính toán sức chịu tải cọc
đóng theo Tiêu chuẩn 22TCN 272-05 của tác giả Nguyễn Huy Hoàn & Nguyễn Dũng (2006); Một vài suy nghĩ về dự báo sức chịu tải cọc khoan nhồi đường kính lớn thi công theo phương pháp truyền thống của tác giả Nguyễn Bảo Huân (2008).