L ỜI CẢM ƠN
1.1.3.2. Đặc điểm cấu trúc địa chất và phân vùng địa kỹ thuật ở khu vực
Tp.HCM
Bản đồ phân vùng địa kỹ thuật phân chia vùng nghiên cứu ra các diện tích có những đặc điểm tương đồng về điều kiện địa chất công trình. Các nguyên tắc của phân vùng địa chất công trình đáp ứng được mục đích của phân vùng địa kỹ
thuật nên cũng được áp dụng cho bản đồ này. Vì vậy, bản đồ phân vùng địa kỹ
thuật được xây dựng trên nền bản đồ phân vùng địa chất công trình, trong đó chú trọng hơn đến yếu tố cấu trúc nền đất. Ở cấp bản đồ địa chất công trình tỉ lệ
1:50.000, đơn vị phân vùng địa chất công trình là miền, vùng và khu. [27]. Theo quan điểm địa chất công trình có 3 tầng cấu trúc như sau [27]:
Tầng cấu trúc trên: Là lớp phủ trên cùng của tầng cấu trúc phủ Cenozoi có bề dày không lớn (<40m). Gồm ba tập trầm tích Holocen dưới - giữa (Q21-2), Holocen giữa trên (Q22-3) và Holocen trên (Q23). Có thời gian thành tạo trẻ
nhất nên mức độ cố kết của đất là kém nhất, không thích hợp làm nền tự nhiên cho các loại công trình. Cần áp dụng những giải pháp xử lý, gia cố móng thích hợp, tốn kém.
Tầng cấu trúc giữa được cấu thành bởi các thành tạo trầm tích Pleistocen (Q1), Pliocen (N22 và N21), và Miocen muộn (N13), phát triển rộng và sâu trên diện tích nghiên cứu. Các trầm tích có thời gian thành tạo lâu, mức độ cố kết tốt, thích hợp làm nền cho các công trình.
Tầng cấu trúc dưới được cấu tạo nên bởi các thành hệ lục nguyên carbonat tuổi Jura sớm, các thành hệ trầm tích lục nguyên phun trào Jura muộn – Creta và thành hệ granitoit kiềm vôi tuổi Creta muộn. Tầng cấu trúc dưới chỉ có ý nghĩa làm vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, phụ gia xi măng từ các sản phẩm phong hóa của chúng và đá xây dựng.
Từ 22 khu địa chất công trình, dựa theo trật tự cấu trúc của các phức hệ
thạch học (đơn nguyên tính toán) từ trên xuống dưới, trong đó chú trọng đến bề
thạch học và bề dày). Bản đồ phân vùng địa kỹ thuật ở Tp.HCM được phân thành 12 khu địa kỹ thuật như Hình 1.4 và chú thích như Bảng 1.4. [27]
Bảng 1.4. Tên khu địa kỹ thuật, đặc điểm cấu trúc nền và địa chất
Khu-
Màu sắc Đặc điểm cấu trúc nền và địa chất công trình
Lớp 1: sét pha trạng thái dẻo mềm (phân bốđến độ sâu 8 m); lớp 2: chủ yếu là cát pha, sét pha xen kẽ, dẻo đến nửa cứng (đô sâu từ 8-14m); lớp 3: cát mịn, trung, cát pha chặt vừa (14-23m); lớp 4: sét cứng (24-32m); lớp 5: cát pha, cứng (24-32m)
Lớp 1: bùn sét, sét pha, nửa cứng (phân bố đến độ sâu 6m); lớp 2: chủ yếu là sét pha chứa sạn, nhiều nơi gặp laterit (độ sâu từ 6-12 m); lớp 3: cát pha dẻo (12-19m).
Lớp 1: sét nửa cứng (sâu đến 2m); lớp 2: sét cứng, lẫn sạn laterit (phân bố
3-9m); lớp 3: cát pha, có nơi gặp sét pha nửa cứng (độ sâu từ 9-13m); lớp 4: cát mịn, chặt vừa (8-30m); lớp 5: cát pha dẻo (10-38 m); lớp 6: cát trung, chặt vừa (17-38 m)
Lớp 1: bùn sét (độ sâu từ 5-10m); lớp 2: sét pha, dẻo (6m); lớp 3: cát pha, dẻo đến dẻo cứng (8-10m); lớp 4a: cát trung, chặt vừa đến chặt (12-15m); lớp 4b: sét pha, nửa cứng (độ sâu 11m); lớp 5a: sét pha nửa cứng (17-21 m); lớp 5b: sét cứng (dày hơn 10m); lớp 6: cát chặt vừa đến chặt (từ 21m trở xuống)
Lớp 1: sét pha lẫn sạn laterit (độ sâu từ 2-3m); lớp 2: sét pha, nửa cứng (3- 17m); lớp 3: cát, cát pha, chặt vừa đến chặt (10-30m); lớp 4a: cát pha, dẻo
đến nửa cứng (26-32m); lớp 5: sét nửa cứng đến cứng (20-30m trở xuống). Lớp bề mặt: sét pha cứng (dầy 1 m); lớp 1: sét pha chứa sạn laterit, dẻo mềm đến cứng (2-3m); lớp 2: sét pha, nửa cứng (sâu 4-10m); lớp 3: sét pha, nửa cứng (10-16m); lớp 4: cát mịn đến trung, chặt vừa đến chặt (7-30m); lớp 5: sét cứng (30-34m).
Lớp 1: bùn sét (phân bốđến 10m); lớp 2: sét (sâu 10-19m); lớp 3: cát mịn (từ 20m trở xuống).
Lớp 1: sét pha xen sạn laterit, nửa cứng (sâu 2-3m); lớp 2: sét pha, nửa cứng (sâu 2-11m); lớp 3a: lớp cát, chặt vừa (7-20m); lớp 3b: cát pha, dẻo mềm đến nửa cứng (12-16m). Lớp 5: cát pha lẫn sạn sỏi, nửa cứng đến cứng (15-22m); Lớp 6: cát pha nửa cứng (24-40m); lớp 7: sét cứng (40m trở xuống). Lớp 1: bùn sét dày (17-40m); lớp 2: cát, cát pha (15-36m); lớp 3: lớp sét, sét pha, dẻo cứng đến nửa cứng (17-45m); lớp 4: cát pha, dẻo đến nửa cứng (26-37m); lớp 5: cát mịn, chặt vừa (35-70m) Lớp 1: lớp bùn dày 12-25m; lớp 2: sét, sét pha, dẻo mềm (12-20m và 26- 28m); lớp 3: cát, cát pha (22-28m); lớp 4: cát pha, sét pha dẻo đến nửa cứng (26-36m); lớp 5: cát trung chặt vừa (37-53m); lớp 6: cát mịn, chặt vừa (35-70m)
Lớp 1: thấu kính cát dày từ 2-5m; lớp 2: bùn sét (phân bố từ bề mặt đến 17- 27m); lớp 3: sét pha, dẻo mềm đến dẻo cứng (22-28m); lớp 4: cát pha dẻo (23-27m); lớp 5: sét pha, dẻo (28-31m); lớp 6: cát trung đến thô chặt vừa (phân bố 31-37m) Khu DKT đặc biệt. Có tính chất hết sức phức tạp. DA1 DA2 DA3 DA4 DA5 DB1 DC1 DC2 DC3 DC4 DC5 EG
Như vậy, việc dựa vào bản đồ phân vùng địa kỹ thuật đã có ở khu vực Tp.HCM để phân vùng địa kỹ thuật cho công nghệ thiết kế và thi công cọc khoan nhồi là rất thuận lợi.
Dựa vào Hình 1.3 và Bảng 1.4 thì đa phần tầng đất mà cọc xuyên qua có
đặc điểm là đất hỗn hợp loại dính và rời đan xen nhau, các lớp đất có khả năng chịu lực từ yếu, trung bình và đến tốt.