L ỜI CẢM ƠN
1.2.2. Lịch sử phát triển các triết lý thiết kế và tiêu chuẩn thiết kế
Triết lý thiết kế cầu và các tiêu chuẩn thiết kế đã không ngừng phát triển trong những năm qua. Trước năm 1970, Mỹ (và cả các nước Bắc Âu) chỉ vận dụng duy nhất một triết lý thiết kế là thiết kế theo ứng suất cho phép (ASD),
được đưa vào tiêu chuẩn AASHTO đầu tiên, ban hành năm 1931. Bắt đầu từ
năm 1970, triết lý thiết kế mới ra đời được gọi là thiết kế hệ số tải trọng (LFD);
được AASHTO thông qua năm 1970, và được công bố năm 1971. Năm 1994, AASHTO thông qua tiêu chuẩn thiết kế cầu theo hệ số sức kháng và hệ số tải trọng (LRFD). Sự khác biệt chính giữa LFD và LRFD nằm trong các quy trình hiệu chuẩn hệ số tải trọng và hệ số sức kháng để đạt được mức độ về an toàn mong muốn tối thiểu. Trong tiêu chuẩn LRFD, các hệ số tải trọng và sức kháng
được xác định từ một quy trình hiệu chuẩn dựa trên lý thuyết xác suất để có chỉ
số tin cậy đồng đều hơn cho các thành phần khác nhau của hệ thống hơn so với trong tiêu chuẩn LFD, vì trong tiêu chuẩn LFD hệ số sức kháng và hệ số tải trọng xác định chủ yếu dựa vào phán đoán và kinh nghiệm [33].
Các triết lý thiết kế và phương pháp thiết kế tương ứng đã được vận dụng thiết kế trong thời gian qua như thiết kế theo ứng suất cho phép (ASD); thiết kế
theo tải trọng phá hoại (LSD; LFD); thiết kế theo trạng thái giới hạn (thế hệ đầu, TTGH); thiết kế theo Lý thuyết độ tin cậy (RBD) và thiết kế theo phương pháp các hệ sốđộ tin cậy riêng hay hệ số tải trọng và hệ số sức kháng (LRFD)