Sơ đồ khai triển

Một phần của tài liệu Trang bị điện (Trang 52 - 53)

Là sơ đồ mạch điện mà trên đó thể hiện đầy đủ mọi phần tử có trong mạch điện, kể cả các khâu liên động và bảo vệ. Trong sơ đồ này các phần tử của khí cụ điện, thiết bị điện đợc thể hiện không xét đến vị trí tơng quan thực tế của chúng, mà chủ yếu chỉ xét đến vị trí thực hiện chức năng của nó trong mạch điện. Ví dụ của dây của công tắc tơ có thể vẽ ở chỗ này mà tiếp điểm của nó lại đợc biểu diễn ở chỗ khác; phần tử đốt nóng của rơ le nhiệt ở trong mạch động lực (mạch lực) mà tiếp điểm của nó lại ở trong mạch khống chế (điều khiển) v. v...

Dù đợc biểu diễn thế nào thì sơ đồ khai triển của một hệ thống tự động khống chế bao giờ cũng bao gồm hai thành phần cơ bản:

- Mạch cấp điện cho động cơ qua cầu dao, cầu chì, áp tô mát, tiếp điểm chính của công tắc tơ... đợc gọi là mạch động lực (mạch chính).

- Phần mạch điện còn lại: Các nút ấn điều khiển, các cuộn dây, các tiếp điểm phụ của các công tắc tơ, các tiếp điểm của các rơ le, v.v... đợc gọi là mạch khống chế (mạch điều khiển).

Trên sơ đồ khai triển thờng qui định một số điểm nh sau:

- Mạch động lực vẽ bằng nét đậm; mạch khống chế vẽ bằng nét mảnh.

- Trên sơ đồ ghi tên các thiết bị điện, khí cụ điện theo nhiệm vụ của nó trong mạch điện và viết tắt bằng các chữ cái bên cạnh phần tử.

- Các điểm nối phải đánh ố thứ tự để dễ phân tích, lắp ráp, đỡ nhầm lẫn và thuận tiện khi sử dụng sơ đồ.

- ở mạch động lực cần ghi rõ các chữ cái để chỉ rõ nó nối ở đâu nh: A, B, C, rồi A1, B1, C1, v.v...

Một phần của tài liệu Trang bị điện (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w