Thuỷ triều Định nghĩa

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NÔNG HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 55 - 60)

Định nghĩa

lực gây ra bởi mặt trăng, mặt trời và các hành tinh khác lên các ch ất điểm nước của đại dương. Nói chung, trong một ngày đêm, thường có 2 lần triều

lên và 2

lần triều xuống (một lần vào ban ngày, một lần vào ban đêm), nên có 2 chân khác nhau:

Đối với mỗi con triều (hình 3.3) khi mực nước biển dâng lên gọi là triều dâng (rising tide), dâng đến mức cao nhất gọi là đỉnh triều. Khi mực nước biển rút xuống gọi là triều rút (flowing out tide), rút đến mức thấp nhất gọi l à chân triều. Đối với loại 2 con triều trong một ngày đêm, đỉnh tương đối cao gọi là đỉnh triều cao, đỉnh thấp hơn gọi là đỉnh triều thấp. Tương tư, ta có chân triều cao, chân triều thấp. Ch ênh lệch mực nước giữa đỉnh triều và chân triều kế tiếp gọi là biên độ triều (tidal amplitude). Khoảng cách về thời gian

giữa 2 đỉnh triều (hoặc 2

chân) liền nhau gọi là chu kỳ triều (tidal cycle).

Trong tháng có 2 thời kỹ triều lớn, mỗi kỳ từ 3 -5 ngày, khi đó triều lên xuống rất mạnh (lên rất cao, xuống rất thấp) gọi l à kỳ triều cường và 2 thời kỳ triều bé lên xuống rất yếu, gọi là kỳ triều kém.

Hình 3.3 Diễn biến 2 con triều một ngày đêm

Phân loại thuỷ triều

1. Bán nhật triều đều: là hiện tượng trong một ngày có 2 lần triều lên

và 2

lần triều xuống. Đỉnh và chân triều trong 2 lần xấp xỉ gần bằng nhau 12

giờ 24 phút. Cửa biển Thuận An (Huế) có loại thuỷ triều nầy.

2. Nhật triều đều: Là hiện tượng xãy ra trong 1 ngày mặt trăng chỉ có 1 lần

triều lên và 1 lần triều xuống. Chu kỳ triều xấp xỉ bằng 24 giờ 48 phút.

Vùng biển Hòn Dâu (Hải Phòng) thuộc dạng triều nầy.

3. Bán nhật triều không đều: Một ng ày mặt trăng có 2 lần triều lên và 2 lần

triều xuống, nhưng 2 đỉnh và 2 chân triều không bằng nhau. Biển Vũng

Tàu có dạng thuỷ triều nầy.

4. Nhật triều không đều: là hiện tượng mỗi ngày mặt trăng có 1 lần triều lên

và 1 lần triều xuống nhưng trong thời gian nữa tháng số ngày xuất hiện

nhật triều không quá 7 ngày, các ngày còn lại xuất hiện bán nhật triều. Vùng biển Cửa Hội (Qui Nhơn) là nhật triều không đều.

Vùng cảng biển Đà Nẵng có chế độ nhật triều không đều. Số ng ày xuất hiện nhật triều là 10 ngày trong nữa tháng.

Hai loại triều nầy người ta còn gọi là triều hỗn hợp (mixed tide) hay tạp triều. Vùng biển Hà Tiên mang tính chất triều hỗn hợp.

Lợi hại của thuỷ triều

Những con nước lớn do tác động của thuỷ triều mang n ước tưới cho đồng ruộng mà không tốn chi phí năng lượng. Từ đó, người ta có thể lợi dụng để làm các công trình thuỷ lợi để phục vụ cho con người như đê bao, cống dẫn nước, đặt máy bơm hút thoát…

Đưa nguồn lợi thuỷ sản vào đồng ruộng và các công trình chăn nuôi kinh

tế qui mô lớn.

Đưa mặn xâm nhập sâu vào đất liền.

Triều cường kết hợp với lũ làm ngập sâu đồng ruộng trong thời gian dài

làm thiệt hại kinh tế.

Yếu tố đất đai

Đất là môi trường sinh sống, cung cấp chất dinh d ưỡng, độ ẩm và là điểm tựa cho cây trồng đứng vững. Do đó, nó l à yếu tố không thể thiếu và có vai trò rất quan trọng cho sự sinh trưởng và sản xuất cây trồng.

các phần tử nhỏ, mịn hơn. Sau đó nó được chuyển sang một trạng thái sinh học năng động là nơi diễn ra vô số đời sống vi sinh vật, động vật thực vật mà tổng hợp các hoạt động của chúng dẫn đến sự h ình thành một phức hợp. đất cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sống và phát triển.

Mục tiêu trong sản xuất cây trồng là cung cấp một môi trường sinh trưởng thích hợp cho cây trồng thông qua việc quản lý đúng đắn đất canh tác nhằm đạt đến sức sản xuất tối đa và bền vững trong một thời gian dài.

Để có cái nhìn khái quát về yếu tố đất đai, ta lần lượt tìm hiểu các đặc điểm có liên quan như sau:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NÔNG HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)