Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng với cây trồng, trong nhiều trường hợp còn là nơi trú ẩn của côn trùng và nguồn bệnh. Thống kê của FAO
cho thấy thiệt hại trên cây trồng do cỏ dại gây ra khoảng 12% tổng sản lượng
cây trồng trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước kém phát triển tỷ lệ này có thể
lên đến 25%. Các loại cỏ dại th ường thấy trên đất lúa và đất cây trồng cạn được liệt kê ở bảng 4.8.
Các biện pháp kiểm soát cỏ dại bao gồm:
Biện pháp vật lý (cày bừa, cắt, nhổ, cuốc, cho ngập nước, che phủ đất, đốt).
Bảng 4.8: các loại cỏ thường gặp trên đất lúa và đất trồng cạn
Tên cỏ dại Tên latinh Loại cỏ Độ dài st
1. Đất lúa Echinochloa crusgalli cỏ hoà bản hàng niên
Cỏ đuôi phụng Monochoria vaginalis cỏ lá rộng hàng niên
Rau mác Cynodon dactylon cỏ hoà bản đa niên
Cỏ chỉ Cyperus spp cỏ hoà bản đa niên
Các loại Lác
2.Đất cây trồng cạn Imperata cylindrica cỏ hoà bản đa niên
Cỏ tranh Cyperus rotundus cỏ hoà bản đa niên
Cỏ cú Chrysopogon aciculatus cỏ hoà bản đa niên
Cỏ may Eupatorium odoratum cỏ lá rộng đa niên
Cỏ hôi Mimosa invisa cỏ lá rộng đa niên
Trinh nữ móc Amaranthus spinosus cỏ lá rộng hàng niên Dền gai
Cỏ hoà bản là cỏ lá hẹp hay cỏ một lá mầm, cỏ lá rộng th ường là cỏ hai lá mầm.
Biện pháp canh tác (xen canh, luân canh, bố trí lịch canh tác thích hợp). Biện pháp hoá học (sử dụng thuốc diệt cỏ):
thuốc diệt cỏ là biện pháp thường có hiệu quả kinh tế cao,có kết quả nhanh trên diện rộng, ít tốn công lao động. Nh ưng cũng có thể gây ra các tác hại như gây ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại cho cây trồng nếu không xử lý đúng liều lượng và phương pháp.
Thuốc cỏ bao gồm nhiều chủng loại, có thể đ ược phân ra như sau:
1. Dựa theo sự chọn lọc hoặc không chọn lọc: sự phân biệt n ày có tính tương đối tuỳ theo liều lượng sử dụng và trạng thái sinh trưởng của cây trồng. Tính chọn lọc xuất phát từ đặc điểm là thuốc diệt cỏ chỉ phá vỡ các chức năng quan trọng của cỏ nhưng không gây hại cho cây
trồng (thí dụ:
atrazine - tên thương mại: Gasaprim, diệt cỏ nh ưng không diệt cây bắp). 2. Dựa theo thời gian sử dụng
Đối với cỏ: trước nẩy mầm (gọi là tiền nẩy mầm) hoặc sau nẩy mầm (gọi
là hậu nẩy mầm).
Đối với cây trồng: trước khi trồng hoặc sau khi trồng.