Mục đích của việc chuẩn bị đất canh tác

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NÔNG HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 87 - 92)

Nhằm tạo một cấu trúc đất ph ù hợp cho (a) sự phát triển của rễ cây, (b)

gia tăng sự thấm nước và thoát nước, (c) tăng cường thoát khí

Nhằm kiểm soát cỏ dại một cách hữu hiệu: trong quá tr ình làm đất, cỏ dại

sẽ bị chôn vùi trong đất, tránh được sự cạnh tranh bước đầu với cây con.

Nhằm trộn lẫn các vật liệu hữu c ơ (phân, tàn dư thực vật) với

đất, v à

chúng sẽ bị phân giải thành các dưỡng liệu cho cây trồng.

Nhằm chuyển đất thành dạng “bùn nhão”, thuận lợi cho việc cấy lúa Nhằm tạo ra một lớp “ đế cày” có tác dụng giảm sự mất nước trên ruộng

trong suốt giai đoạn ngập nước sau đó.

Hai mục đích sau chỉ đúng trong tr ường hợp canh tác cây lúa n ước.

2 Cày đất

Thường được tiến hành 1 - 2 lần, tùy tình trạng cỏ.

Mục tiêu của việc cày đất:

Cắt đất thành luống cày

Làm vụn đất (vẫn còn ở dạng các cục đất) Chôn vùi cỏ và các gốc rạ xuống đất sâu

Các phương pháp cày

a/ Tùy theo cách lật đất

thành

mô (cày lên liếp).

b/ Tùy theo tình trạng đất

Cày bỏ ải: cày đất khô, sau đó phơi ải. Trong suốt mùa nắng, do thoáng

khí và có nhiệt độ cao, các chất hữu cơ sẽ bị khoáng hóa, và cung cấp

các dưỡng liệu cho cây được trồng khi mùa mưa đến. Ít được áp dụng

trong điều kiện miền Nam. Cày khô

Cày đất ướt

Cày đất ngập nước

c/ Tùy theo độ sâu - cạn

Tùy theo (a) cây trồng (sự phát triển của bộ rễ), nh ư cây bông vải cày sâu, nhưng lúa chỉ cần cày 10 - 20 cm; (b) trắc diện đất (đất có tầng đất ph èn nông không được cày sâu vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển rễ)

Việc chuẩn bị đất canh tác sẽ khác nhau t ùy thuộc vào cách thức canh tác, trong điều kiện đất canh tác cây trồng cạn (như bắp, đậu…) hay đất ngập nước (như lúa nước). Cây lúa nước được trồng trong điều kiện ngập n ước, do đó việc đánh bùn là cần thiết, trong khi các cây trồng cạn đ ược canh tác

trên đ ất phải

thoáng khí tốt.

* Chuẩn bị đất cho canh tác lúa

Nói chung, đất được cày 1 - 2 lần + bừa 2 lần + trục đất cho bằng phẳng. Có 3 cách làm đất khác nhau như sau:

(1) Đất được cho ngập nước trước khi tiến hành làm đất, các công việc tiếp

theo thực hiện trong điều kiện ngập n ước, và giữ trong ruộng liên tục đến khi thu hoạch.

Thường áp dụng cho đất có th ành phần cơ giới nặng (nhiều sét), đất sau khi chuẩn bị được sạch cỏ, và khả năng giữ nước trên ruộng sau khi cấy/ sạ lúa sẽ tốt hơn, nhưng thời gian làm đất sẽ kéo dài.

(2) Đất được cày trước khi cho ngập nước (thường bằng máy cày), sau đó sẽ tiến hành cày bừa và trục đất.

Thường áp dụng cho đất có th ành phần cơ giới nhẹ (nhiều cát), và sẽ rút ngắn được thời gian làm đất.

(3) Đất được cày và bừa khi đất còn khô, sau đó sạ lúa, và bơm nước vào ruộng sau khi cây con đã phát triển (mạ khoảng 3 lá)

Phương pháp này còn gọi là “sạ khô”, trong điều kiện Việt Nam đ ược áp

dụng ở

một số nơi như Long An, Sóc Trăng, B ạc Liêu… với các ưu khuyết điểm như

sau:

Rút ngắn được thời gian chuẩn bị đất, do đó có thể tă ng vụ. Tiết kiệm được lượng nước ban đầu cần dùng cho ngâm ải.

Giảm được số lao động cần cho việc l àm đất và cấy lúa khá nhiều. Cơ cấu đất không bị xáo trộn

Yêu cầu phải có máy cày, và phải cày khi đất còn “khô”

Yêu cầu kiểm soát cỏ dại chặt chẽ ở giai đoạn đầu khi cây mạ c òn non. Lượng nước mất đi do thẩm lậu xuống tầng đất sâu trong suốt giai đoạn

sinh trưởng của cây lúa lớn hơn biện pháp có “đánh bùn”.

* Chuẩn bị đất cho canh tác cây trồng cạn

Nói chung, đất được cày 1 - 2 lần + bừa 1 - 2 lần cho bằng phẳng. Sau đó, tùy theo yêu cầu của cây trồng cụ thể m à có tiến hành lên líp (luống) hay không.

Các đặc điểm của đất canh tác cây trồng cạn đ ược chuẩn bị tốt:

Có cơ cấu viên, không có các “cục, tảng” quá to, tơi xốp, nhưng đủ chặt

để hạt giống có thể tiếp xúc tốt với đất, thuận lợi cho việc nẩy mầm. Sạch cỏ, rác, các thực vật mùa trước

Bằng phẳng, không lồi lõm, không đều để tránh nước đọng.

3 Bừa đất

Thường được tiến hành 2 - 3 lần, tùy mức độ nhuyễn của đất.

Mục tiêu của việc bừa đất

Phá vỡ vụn các cục đất còn lại sau khi cày, làm đất nhuyễn thêm. Làm đồng ruộng bằng phẳng.

Làm đất nén chặt tới một mức độ n ào đó để dễ dính với hạt giống thuận

lợi cho sự nẩy mầm sau gieo. Tiêu diệt cỏ dại bắt đầu mọc trở lại.

Cắt đứt các ống mao dẫn, tránh bớt mất n ước trong đất do mao dẫn lên

bề mặt và bốc hơi.

Các phương pháp bừa đất

Bừa theo chiều cày: trường hợp đất nhiều cỏ, bừa theo chiều c ày để

tránh cỏ không lòi ra.

Bừa xéo: trường hợp đất ít cỏ, bừa thẳng góc với chiều c ày.

Số lần cày và bừa phụ thuộc vào (a) loại đất, (b) mật độ cỏ, (c) độ ẩm đất, (d) vật liệu cây sẽ được trồng: hạt gieo đòi hỏi đất được chuẩn bị tốt hơn cây trồng bằng hom, dây, cây con.

Một khoảng thời gian 2 - 7 ngày giữa các lần làm đất cho thấy có ảnh hưởng kiểm soát cỏ dại tốt. Đồng thời cần tránh l àm đất quá nát vụn, vì đất sẽ tạo thành một lớp váng cứng trên bề mặt đất sau một cơn mưa lớn.

chế cho canh tác lúa. Mục tiêu:

Làm cho đất được bằng phẳng. Làm cho đất được nhuyễn thêm.

Ép các khối đất nhuyễn xuống để nước thấm đều.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NÔNG HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)