Mối quan hệ giữa môn học với mục đích, mục tiêu của cả chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục (Trang 38)

11. Các thành phần ở dạng biểu đồ hay sơ đồ.

3.2.1.1.Mối quan hệ giữa môn học với mục đích, mục tiêu của cả chương trình giáo dục

dc

Mỗi môn học là một bộ phận cấu thành của cả chương trình giáo dục. Những mối quan hệ giữa các môn học với các môn học khác trong chương trình giáo dục, với các hoạt động của người học trong và ngoài lớp học được hoạch định càng chặt chẽ, khoa học bao nhiêu thì hoạt động giảng dạy, học tập càng có hiệu quả bấy nhiêụ Do vậy, khi thiết kế chương trình một môn học, việc quan trọng là phải nghiên cứu mối quan hệ của nó với các môn học khác trong chương trình của cả khoá đào tạọ

Thông thường chương trình một khoá đào tạo nhằm 3 mục tiêu cơ bản gắn liền với các môn học như sau:

1) Tất cả mọi sinh viên đều phải có những năng lực cơ bản dù họ theo học ở bất kì một chương trình gì.

2) Sinh viên phải có những năng lực chuyên biệt liên quan đến những yêu cầu của các môn học bắt buộc.

3) Sinh viên phải có những năng lực chuyên biệt liên quan đến những môn học tự chọn (bắt buộc).

Như vậy, trong chương trình một khoá đào tạo sẽ có các môn học cốt lõi, các môn học bắt buộc, các môn học tự chọn với các mục tiêu của mình được sắp xếp theo một trình tự logic, nhằm đào tạo sinh viên đáp ứng mục tiêu chung của cả chương trình giáo dục.

Việc liên kết mục tiêu của một môn học với mục tiêu chung của cả khoá đào tạo phải được nghiên cứu cẩn thận. Ví dụ, kĩ năng nói trước công chúng được xác định là một năng lực cơ bản mà mỗi sinh viên phải có sau khi tốt nghiệp, thì môn học hùng biện sẽ được đưa vào thời điểm nào, kéo dài bao lâu, những môn học nào cần được dạy trước làm cơ sở cho môn hùng biện, những môn học nào sẽ giúp củng cố năng lực này sau khi môn hùng biện kết thúc v.v.

Một phần của tài liệu Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục (Trang 38)