Biết - Nhận thức ở mức này liên quan tới kiến thức về (1) những đặc thù
(specifics), thí dụ, những sự kiện đặc thù, những thuật ngữ; (2) con đường, giải pháp có liên quan tới những đặc thù đó, như các chuỗi sự kiện, trào lưu, bảng phân loại, các phạm trù, các tiêu trí và phương pháp luận và (3) các phổ niệm, sự kiện trừu tượng, như các nguyên lý, các định luật, cấu trúc. Thí dụ, sinh viên phải gọi tên ngọn núi cao nhất của châu á.
Hiểu - Nhận thức ở mức độ này bao gồm những hiểu biết liên quan tới (1) sự
chuyển dịch, (2) thông hiểu (theo kiểu của mình), và (3) suy luận thông tin. Thí dụ: khi nêu (bằng lời) những dữ kiện khác nhau của một hình hình học, sinh viên có thể vẽ chính xác lại được hình đó.
Áp dụng - Nhận thức ở mức này đòi hỏi sinh viên phải sử dụng được các khái
niệm trừu tượng vào tình huống cụ thể. Thí dụ: sinh viên có thể dự báo được hệ quả của việc rút hết không khí khỏi một thùng rỗng.
Phân tích - Nhận thức ở mức độ này đòi hỏi sinh viên biết chia nhỏ một tổng thể
thành các bộ phận và phân biệt được (1) các yếu tố, (2) mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố, và (3) nguyên lý tổ chức các yếu tố. Thí dụ: khi đưa cho sinh viên một văn bản để đọc, sinh viên phải phân biệt được đâu là sự kiện, đâu là ý kiến của người viết.
Tổng hợp - Nhận thức ở mức độ này liên quan tới việc sắp xếp các bộ phận với
nhau để tạo ra một dạng mới của chính thể, (1) một cuộc giao tiếp trọn vẹn, (2) một kế hoạch hành động hoặc (3) một hệ thống các mối liên hệ trừu tượng. Thí dụ, khi nhận một báo cáo về ô nhiễm môi trường, sinh viên có thể đề xuất những cách thức để thử nghiệm các giả thuyết khác nhaụ
Đánh giá - Đây là mức cao nhất của thang bậc nhận thức có ngụ ý tới một sự
phức tạp nhất. Mục tiêu ở mức này là nhằm sự đánh giá tới (1) những chứng cứ nội tại hay sự kiên định lôgic và (2) những chứng cứ ngoại tại hay sự kiên định với những sự kiện phát triển ở một nơi khác. Thí dụ, sinh viên đánh giá được sự sai lầm trong một lập luận nào đó.