Phân loại theo hình thức hoạt động của các chủ thể trong quá trình dạy học:

Một phần của tài liệu Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục (Trang 51)

Căn cứ vào mục tiêu và nội dung đã được xác định, lựa chọn và tổ chức như nói ở trên, việc tìm kiếm các hình thức tổ chức dạy học phù hợp cũng là một khâu quan trọng tác động lớn tới hiệu quả dạy - học. Có 3 lựa chọn cơ bản - lựa chọn về cấu trúc (lên lớp lí thuyết, làm việc nhóm, làm việc tại phòng thí nghiệm, hoạt động ngoài lớp học v.v.), lựa chọn qui trình (qui trình về thời gian, cho miễn học/phụ đạo, địa điểm học tập (trong trường, ngoài trường), cách cấp chứng chỉ môn học v.v.) và lựa chọn công nghệ (máy tính, các loại bảng, website v.v).

Những hình thức tổ chức dạy học này sẽ qui định các phương pháp dạy - học tương ứng.

3.2.3.3. Chn các phương pháp phù hp

3.2.3.3.1. Phân loi các phương pháp dy hc

1) Phân loi theo hình thc hot động ca các ch th trong quá trình dy hc: hc:

- Theo hình thức hoạt động của người dạy có: Phương pháp thông báo, phương pháp giải thích, diễn giảng, thuyết trình, kể chuyện, làm mẫu v.v.

- Theo hình thức hoạt động của người dạy có: Phương pháp thông báo, phương pháp giải thích, diễn giảng, thuyết trình, kể chuyện, làm mẫu v.v.

2) Phân loi theo con đường tiếp nhn tri thc:

Phương pháp dùng lời – con đường tiếp nhận tri thức là ngôn ngữ nói hoặc viết – ví dụ như: kể chuyện, giải thích, diễn giảng, trò chuyện gợi mở, độc giảng (tiếng Nga – Leskia, tiếng Anh – Lecture) v.v; phương pháp trực quan – tri thức đến với người học thông qua các giáo cụ trực quan, sự vật, hiện tượng có thể quan sát được – ví dụ như: minh hoạ, trình diễn, làm mẫu v.v.; phương pháp thực hành – thông qua các hoạt động, hành động, thao tác v.v. người học chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo v.v – ví dụ như: luyện tập, thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm, trò chơi v.v.

3) Phân loi theo hướng tiếp cn:

Phương pháp truyền thống, cổ điển, phương pháp hiện đại; phương pháp giáo điều, một chiều, tái tạo, phương pháp khám phá, phát huy sáng tạo, tích cực của người học; phương pháp thụ động, phương pháp tích cực; phương pháp Algorit hoá, phương pháp Heuristic v.v.

Một phần của tài liệu Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục (Trang 51)