- Vận động phản xạ (reflex movements)
Mục tiêu ở mức này bao gồm: 1) các phản xạ phân đoạn (segmental reflexs) (bao gồm cả phản xạ cột sống); 2) các phản xạ liên đoạn. Thí dụ, sau khi tham gia vào một hoạt động, sinh viên có thể co cơ bắp của mình.
- Vận động cơ bản (Fundamental movements)
Mục tiêu ở mức này ngụ ý tới hành vi có liên quan tới: 1) đi (bộ); 2) chạy; 3) nhẩy; 4) đẩy; 5) kéo; và 6) vận dụng các thao tác. Thí dụ, sinh viên có thể nhảy qua xào 2 foot (60 cm).
Mục tiêu ở mức này gồm:1) giác quan về bản thể (phát hiện vị trí của cơ thể, sự vận động của cơ bắp ...); 2) thị giác; 3) thính giác; 4) xúc giác; 5) phối hợp các giác quan. Thí dụ, sinh viên có thể phân biệt nhóm các khối hình theo hình dạng bên ngoàị
- Năng lực thể chất (Physical activities)
Mục tiêu ở mức này gồm:1) sức chịu đựng; 2) sức khoẻ; 3) độ mền dẻo; 4)sự nhanh nhẹn; 5) thời gian phản xạ; và 6) sự khéo léọ Thí dụ, sinh viên phải hít đất tăng 5 lần sau mỗi năm học.
- Các vận động kỹ năng
Mục tiêu ở mức này gồm:1) các trò chơi; 2) các môn thể thao; 3) các điệu nhảy; 4) các loại hình nghệ thuật. Thí dụ, sinh viên có thể thực hiện các động tác nhào lộn.
- Giao tiếp mạch lạc
Mục tiêu ở mức cao nhất này liên quan tới các vận động mạch lạc như: 1) dáng người; 2) điệu bộ; 3) nét mặt; và 4) những vận động sáng tạọ Thí dụ, sinh viên có khả năng sáng tạo những động tác và biểu diễn theo nhạc.
Các mức trong thang bậc của 3 loại mục tiêu được sắp xếp theo trình tự từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong mục tiêu nhận thức từ mức 2 đến mức 6 bao hàm nhiều năng lực, kỹ năng giải quyết vấn đề khác nhaụ Thí dụ, để sinh viên có thể phân tích được một vấn đề, sinh viên đó phải áp dụng được thông tin, phải hiểu thông tin và phải có những kiến thức nhất định. Để sinh viên có thể xác định được giá trị của một sự vật, sinh viên đó phải có khả năng phản hồi về một tình huống và vui lòng tiếp nhận thông tin, tức là sinh viên đó phải nhạy cảm với một tình huống cụ thể. Để một đứa trẻ có được năng lực cảm nhận, đứa trẻ đó phải có các vận động cơ bản và vận động phản xạ.
Cả 3 thang bậc mục tiêu này đều cần để xác định các mục tiêu giáo dục. Các nhà quản lý giáo dục có thể gặp khó khăn khi cần xác định các mục tiêu giữa các phạm trù liền kề (trong trường hợp các mục tiêu khó được xác định rõ ràng). Nếu các nhà thiết kế chương trình giáo dục thận trọng và khoa học trong việc xác định mục tiêu thì 3 lĩnh vực nêu trên với các bậc của nó có thể là công cụ hữu ích cho việc xác định mục tiêu của một chương trình giáo dục.