HÁT NHỮNG BÀI HÁT TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỘ

Một phần của tài liệu những kỹ năng cơ bản của công tác đội (Trang 41 - 42)

III. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ :

HÁT NHỮNG BÀI HÁT TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỘ

MỤC TIÊU CỦA CHỦĐỀ : 1. Kiến thức : 1. Kiến thức :

Nhận biết được một số bài hát truyền thống Đội và hiểu rõ về tác giả và nghĩa của những bài hát đó.

2. Kĩ năng :

Hát đúng những bài hát truyền thống Đội có quy định trong chương trình.

Biết cách hướng dẫn hát cho thiếu nhi (dạng sinh hoạt, đơn giản, không cầu kì như những tiết hát khác của phổ thông cơ sở).

3. Thái độ :

Đặc biệt chú ý về công tác giáo dục của những bài hát truyềân thống.

Sinh viên có xúc cảm về những tấm gương sáng của các bậc đàn anh đi trước, sau này sẽ truyền lại những xúc cảm đó cho các em Đội viên của mình.

Quan tâm, nhiệt tình, tôn trọng phát huy vai trò tự quản trong hoạt động ca hát của các em thiếu nhi.

II. THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦĐỀ : 2 tiết III. GIỚI THIỆU CHỦĐỀ :

Trong chủđề này, chúng ta sẽ nghiên cứu và rèn luyện về kĩ năng hướng dẫn bài hát Quốc ca và 6 bài hát truyền thống Đội cho thiếu nhi bao gồm :

Đội ca (“Cùng nhau ta đi lên” của Phong Nhã – 1950).

Mơước ngày mai (nhạc : Trần Đức – lời : Trần Đức & Phong Thu).

Hành khúc Đội (“Đi ta đi lên” của Phong Nhã – 1970). Bay trong đêm pháo hoa (Hàn Ngọc Bích).

Kim Đồng (Phong Nhã).

Nguyễn Bá Ngọc (Mộng Lân – 1965).

IV. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊĐỂ THỰC HIỆN CHỦĐỀ : 1. Tài liệu tham khảo : 1. Tài liệu tham khảo :

– Hoàng Long – Hoàng Lân, Tập nhạc “50 năm các bài hát thiếu nhi Việt Nam

1945 – 1995”, NXB Giáo Dục, 1995. 2. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học :

Giáo viên cần chuẩn bị băng cassette hoặc đĩa CD bài hát Quốc ca và những bài hát truyền thống Đội.

Máy cassette hoặc đầu máy CD (có remote đểđiều khiển từ xa). Đàn guitar (nếu có đàn và GV biết đàn).

Âm thanh : loa, micro…

Bảng viết (bảng từ hoặc bảng formica). V/ NỘI DUNG :

1. CÁC HOẠT ĐỘNG :

Một phần của tài liệu những kỹ năng cơ bản của công tác đội (Trang 41 - 42)