Vài nét về các tác giả của các bài hát truyền thống Đội :

Một phần của tài liệu những kỹ năng cơ bản của công tác đội (Trang 50 - 51)

III. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ :

2. Vài nét về các tác giả của các bài hát truyền thống Đội :

Nhạc sĩ Phong Nhã : Sinh ngày 4 – 4 – 1924, tên thật là Nguyễn Văn Tường, quê ở Hoàng Đồng, huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà. Là cán bộ phụ trách thiếu nhi lâu năm, cả cuộc đời gắn bó với công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh ở cơ quan Trung ương Đoàn. Sáng tác từ năm 1945, có nhiều ca khúc thiếu nhi nổi tiếng : “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, “Kim Đồng”, “Nhanh bước nhanh nhi đồng”, “Đội ca”, “Chi đội em làm kế hoạch nhỏ”, “Đội ta lớn lên cùng đất nước”, “Bài ca người phụ trách”, “Công tác Trần Quốc Toản”, “Làng em xanh tươi”, “Bác sống đời đời”, “Bài ca sum họp”, …

Nhạc sĩTrần Đức : Sinh ngày 5 – 5 – 1937 tại xã Vị Xuyên – Mỹ Lộc – Nam Hà. Công tác nhiều năm ởĐài Truyền hình Việt Nam, là người sáng lập chương trình “Những bông hoa nhỏ”. Ngoài các công việc của lĩnh vực truyền hình, ông đã sáng tác nhiều ca khúc cho trẻ em như : “Mùa xuân tình bạn”, “Đưa chú qua đường”, “Lách cách thoi bay”, “Hè ơi! Hè lại về”, “Những bông hồng”…

Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích : Sinh ngày 18 − 10 − 1940, quê ở Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội. Là thầy giáo dạy Lịch sử, có nhiều năm chỉđạo giảng dạy môn Nhạc – Hát ở vụ phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có nhiều ca khúc được thiếu nhi ưa thích như : “Cây bàng trước ngõ”, “Tre ngà bên lăng Bác”, “Tiếng chim trong vườn Bác”, “Tháng ba học trò”, “Rửa mặt như mèo”, “Ôi khúc hát mùa thu”, “Em Bay trong đêm pháo hoa”, “Đưa cơm cho mẹđi cày”…

Nhạc sĩMộng Lân : Sinh ngày 12 − 11 − 1936 tại Thanh Ba, Chí Tiên, tỉnh Vĩnh Phú. Công tác biên tập âm nhạc nhiều năm ởĐài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Mộng Lân là một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho tiếng hát thiếu nhi lan toả rộng rãi trên sóng đài TNVN. Là tác giả của những ca khúc viết cho trẻ em được quần chúng quen biết như : “Quê em bừng sáng”, “Tấm ảnh Bác Hồ”, “Lớp chúng ta đoàn kết”, “Tiếng hát ngày hè”, “Ngày chủ nhật”, “Nguyễn Bá Ngọc”, “Tuổi nhỏđất nước anh hùng”, “Em đang sống những ngày vẻ vang”, “Trò giỏi con ngoan” v.v…

NHIM V :

* Nhiệm vụ 1 : Sinh viên tìm hiểu tác giả và phần nhạc và lời của các bài hát truyền thống Đội theo quy định của chương trình (mà chủđềđã nêu).

* Nhiệm vụ 2 : Sinh viên nghe băng đĩa để nắm bắt thật vững giai điệu của các bài hát truyền thống Đội dành cho Đội viên cấp tiểu học (chú ý tập trung vào những chỗ mà các em thường hay hát sai).

Trong thực tế, đây là những bài hát truyền thống Đội đã có từ lâu (được viết từ 1970 trở về trước). Chính vì thế, từ lúc còn là học sinh phổ thông, các sinh viên cũng đã từng được học (hoặc đã từng được nghe qua).

Trong nhiệm vụ này, giảng viên chỉ cần mở băng (hoặc đĩa) để sinh viên nghe qua mỗi bài một lần để các sinh viên có thể nhớ lại. Sau khi nghe xong, sinh viên có quyền yêu cầu giảng viên phát lại thêm lần 2 những bài nào mà sinh viên còn chưa rõ tiết tấu giai điệu của bài nhạc.

ĐÁNH GIÁ HOT ĐỘNG 1 :

Câu 1 : Trong chương trình giảng dạy công tác Đội của hệ Tiểu học trường CĐSP bao gồm bao nhiêu bài hát ? Tựa những bài hát này là gì ?

Câu 2 : (Chọn câu trả lời đúng) Mộng Lân là tác giả của bài hát : Quốc ca.

Đội ca.

Nguyễn Bá Ngọc – người thiếu niên dũng cảm. Khăn Quàng Đỏ.

Câu 3 : (Chọn câu trả lời đúng) Phong Nhã là tác giả của bài hát : Hành khúc Đội (Đi ta đi lên).

Kim Đồng.

Đội ca (Cùng nhau ta đi lên). Cả đều đúng.

Câu 4 : Những bài hát này phục vụ cho những dịp nào trong hoạt động Đội ?

Một phần của tài liệu những kỹ năng cơ bản của công tác đội (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)