Vận dụng kinh nghiệm của các nước trong đổi mới phân cấp ngân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế phân cấp nhân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương.pdf (Trang 34 - 36)

Để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của mối quan hệ tài chính tương tác giữa Trung ương và địa phương, việc phân cấp ngân sách ở các nước trên thế giới đang được triển khai, cần nghiên cứu vận dụng trong đổi mới phân cấp ngân sách ở Việt Nam.

Thứ nhất, phân định trách nhiệm rõ ràng cho từng cấp chính quyền đối với ngân sách cấp mình. Mỗi cấp chính quyền cần được giao những trách nhiệm rõ ràng trong quyết định và quản lý ngân sách. Cụ thể là mỗi cấp chính quyền phải biết rõ mình có những quyền hạn và trách nhiệm gì trong việc ban hành các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn và định mức chi ngân sách, theo những khoản nào, nhiệm vụ chi gì.

Thứ hai, bảo đảm cho cách thức chia sẻ nguồn thu ổn định và dựđoán được. Việc phân chia nguồn thu ổn định, các cấp chính quyền địa phương mới có thể đánh giá chính xác những nguồn lực tài chính trước khi chuẩn bị ngân sách của mình. Sự phân cấp ổn định không chỉ đối với các nguồn lực phân bổ hoàn toàn cho địa phương mà cảđối với những khoản chuyển giao từ cấp trên xuống cấp dưới.

Thứ ba, khuyến khích để chính quyền địa phương tăng hiệu quả. Việc phân cấp ngân sách cần tạo ra động cơ khuyến khích các cấp chính quyền địa phương tăng hiệu quả hoạt động.

Thứ tư, quy định về kế toán và ngân sách thống nhất cho toàn bộ các đơn vị chính quyền địa phương. Nhà nước phải ban hành luật trên qui định những tiêu chuẩn về kế toán và lập ngân sách cho các cấp chính quyền bên dưới. Đây là những căn cứ và chuẩn mực chung thống nhất để tạo ra một cơ sở chung cho sự phân cấp và so sánh giữa hoạt động tài chính của các cấp chính quyền, các địa phương trong một quốc gia.

Thứ năm, có cơ chế kiểm soát chi tiêu và phân bổ nguồn lực tài chính. Cần có cơ chế kiểm soát chi tiêu và phân bổ nguồn lực tốt nhằm tránh việc đùn đẩy những vấn đề tài chính cho chính quyền địa phương; thực hiện các cơ chế kiểm soát việc đi vay của chính quyền địa phương, ngăn ngừa việc lạm chi cũng như tích lũy nợ, và đảm bảo được chếđộ kế toán, báo cáo và kiểm toán lành mạnh.

Tóm lại, phân cấp ngân sách là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm phân cấp ngân sách trên thế giới cho thấy những nguyên tắc phân cấp ngân sách đã được thừa nhận rộng rãi.

Tuy nhiên, việc phân cấp ngân sách của các quốc gia lại rất đa dạng, không thể áp dụng rập khuôn một mô hình nào cho nước khác. Do đó, mỗi nước phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước mình để tiến hành phân cấp ngân sách trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc đã nêu trên.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế phân cấp nhân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương.pdf (Trang 34 - 36)