Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế phân cấp nhân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương.pdf (Trang 57 - 59)

- Cơ cấu ngân sách mang tính thứ bậc và tính lồng ghép của ngân sách cấp dưới vào ngân sách cấp trên, từ đó mang tính cứng nhắc và nặng nề của bộ máy hành chính. Tính thứ bậc và lồng ghép này tạo điều kiện quản lý tập trung của cấp trên đối với cấp dưới, nhưng nó cũng hạn chế của ngân sách cấp dưới. Ngân sách cấp dưới vừa phải phụ thuộc vào ngân sách cấp trên, vừa không chịu trách nhiệm đến cùng với các hoạt động của mình trong hệ thống ngân sách lồng ghép.

- Ở nước ta chủ yếu thực hiện phân cấp về quyền quản lý ngân sách, còn quyền đưa ra những quyết định ngân sách hầu hết vẫn thuộc về Trung ương. Địa phương chỉ được quyền quản lý, điều hành, phân bổ những sắc thuế và nhiệm vụ chi đã được Trung ương ban hành. Địa phương chỉđược quyền quyết định một số loại phí, lệ phí nhỏ mà Trung ương quy định khung hoặc mang tính đặc thù của địa phương.

- Tương quan giữa nguồn thu được giữ lại và nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền địa phương chưa tương xứng. Tỷ trọng chi của ngân sách địa phương trong tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng lên đáng kể, từ 28% năm 1992 tăng lên 48,2% năm 2004, song trong nhiều năm qua phần chi đó phần lớn được trang trải từ nguồn bổ sung của ngân sách Trung ương.

- Giao nhiều quyền cho cấp tỉnh đồng thời lại hạn chế tính tự chủ của ngân sách cấp dưới. Về nguyên tắc, chính quyền cấp tỉnh thực hiện việc phân chia nguồn thu giữa các cấp chính quyền theo nguyên tắc được Luật ngân sách nhà nước quy định cho thời kỳ ổn định, song số liệu báo cáo đánh giá chi tiêu công năm 2004 cho thấy hầu hết các tỉnh tập trung các nguồn thu lớn về cấp mình. Điều đó làm tăng tình trạng phụ thuộc của chính quyền bên dưới vào cấp trên. Sự phân định không rõ ràng về nguồn thu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp sẽ khuyến khích cấp huyện, xã quan tâm nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.

- Trong các nội dung phân cấp ngân sách có bao gồm việc phân cấp về quyền đi vay, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, quyền vay nợ chủ yếu tập trung vào ngân sách Trung ương.

trái phiếu và vay thể chế. Mức nợ của chính quyền địa phương còn khá thấp so với tiêu chuẩn quốc tế, chỉ chiếm 0,43% GDP trong năm 2003. Đa số các tỉnh không dám vay nợ vì không đủ khả năng cân đối ngân sách để trả cả gốc và lãi tiền vay. Tuy nhiên một số tỉnh lại có mức dư nợđể đầu tư xây dựng cơ bản vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương.

CHƯƠNG III

CÁC GII PHÁP NHM HOÀN THIN

CƠ CH PHÂN CP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế phân cấp nhân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương.pdf (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)