Có một loài nhện đẻ rất khéo 1 lượng trứng lớn vào vỏ cây và rồi giấu lại bằng mạng nhện. Sau một thời gian nhện con được nở ra và nhện mẹ không hề nghĩ tới mình mà đi mọi nơi tìm kiếm thức ăn nuôi nhện
con cũng như mọi động vật và côn trùng đều làm.
Khi nhện con đã khoẻ mạnh để tìm bắt mồi thì nhện mẹ mệt mỏi liệt sức rồi chết. Và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là có một loài nhện khác, mẹ hy sinh mình làm thức ăn cho con. Nghe dường như không
thể tin nổi nhưng nhện mẹ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhện con. Thật cảm động khó thấy rằng cuộc sống của nhện con tuỳ thuộc vào sự hy sinh nhiều vào cái chết của nhện mẹ. Nhện mẹ phải chết
cho nhện con sống.
Cũng theo nghĩa như vậy sự thịnh vượng của thế hệ tương lai tuỳ thuộc vào sự hy sinh của thế hệ hiện tại: quả thật có sự thịnh vượng nào mà không có sự hy sinh. Nói về khía cạnh cá nhân thì hạnh phúc của
con cái tuỳ thuộc vào sự hy sinh của các bậc cha mẹ. Mồ hôi và nước mắt của thế hệ trước mang lại niềm hân hoan cho thế hệ sau. Cũng như vậy những bậc cha mẹ lười biếng, vô trách nhiệm sẽ làm nên
sự nghèo khổ cho con cái mình.
Tôi quan sát thấy rằng những gia đình sống nghiêm túc đều có những bậc cha mẹ biết hy sinh và làm việc vất vả cho thế hệ sau mình. Cũng như thể làm theo quy luật tự nhiên của loài nhện, các bậc cha mẹ thắt lưng buộc bụng và làm việc vất vả cho chúng ta. Sự thịnh vượng ngày hôm nay là kết quả trực tiếp
hy sinh của những thế hệ trước.
Điều này đúng với bất cứ quốc gia thịnh vượng nào. Sự thịnh vượng được xây dựng trên sự hy sinh của cả một thế hệ. Người ta thường nói về phép lạ của "ông Rhine" nhưng quả thật đó là phép lạ hay không?
Đó chính là một trong những tác phẩm siêng năng, vất vả làm việc suốt ngày của cả một thế hệ xây dựng một nước Đức mới. Âm thanh của công trình là âm thanh của sự hy sinh và sự hy sinh ấy là năng
lực nằm sau một nước Đức thịnh vượng ngày nay.
Có rất nhiều ví dụ. Tinh thần tiên phong hy sinh tiếp tục trong nhiều thế hệ trong việc xây dựng một nước Mỹ phồn thịnh và nước Nhật chủ yếu là sự hy sinh trong thời kỳ phục hưng Minh Trị. Và cái gì đã
làm cho nước Anh vĩ đại? Chính là những người hy sinh sống như nô lệ trong những xưởng tồi tàn vắt kiệt mồ hôi trong cuộc Cách mạng công nghiệp.
sâu và hố càng sâu thì giếng càng nhiều nước - Đó là tất cả những gì cần nói.
Bây giờ nói về Hàn Quốc, chính thế hệ trong thập niên 1960 đã hy sinh rất nhiều cho tương lai, hy sinh tới độ tôi đã quen với việc là thế hệ của tôi là thế hệ hy sinh, chính trong những năm 60 mà chúng tôi đã tự mở mắt ra thấy rằng có thể xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ và một quốc gia hùng cường và chúng tôi vẫn hoàn tất công việc ấy với sự nhiệt thành và một quyết tâm không có gì sánh nổi. Những gì thế hệ
trẻ có ngày hôm nay là kết quả của những nỗ lực và hy sinh của thế hệ trước.
Tôi cảm thấy rằng tất cả những thế hệ đã hy sinh là những ngọn đèn trong lịch sử, những ngọn hải đăng với quyết tâm xây dựng một xã hội giàu có, một quốc gia thịnh vượng và một lối sống trù phú hơn, tốt đẹp hơn. Đối với người Hàn Quốc thì ngọn hải đăng này là quyết tâm trở thành một quốc gia tiên tiến và
để lại cho thế hệ sau niềm tự hào. Một thế hệ biết hy sinh không làm gì lợi lộc cho riêng mình cả, họ chỉ nghĩ đến tương lai, chỉ có làm việc chăm chỉ và hy sinh.
Những người từ các quốc gia thịnh vượng thường nhiều lần hỏi tôi: "Tại sao làm việc quần quật suốt ngày và không bao giờ có một ngày nghỉ. Bây giờ chưa tới lúc anh cảm thấy mãn nguyện phần nào và
hưởng thụ đi hay sao?".
Và tôi luôn trả lời tương tự: "Các anh có cuộc sống khá hơn chúng tôi nhiều, vì vậy các anh không nghĩ rằng thế hệ tiếp sau chúng tôi sẽ làm ngắn hơn khoảng cách phân biệt một chút hay sao? Thế hệ của tôi cảm thấy có bổn phận là đặt nền tảng bắt đầu cho việc làm ngắn đi khoảng cách biệt. Còn hơi sớm nếu
chúng tôi ngồi chơi và chưa cảm thấy mãn nguyện".
Bản thân mình, tôi cũng cảm thấy còn phải hy sinh nhiều nữa. Và tôi lo nghĩ khuynh hướng của một số người hiện nay có thói quen sống xa hoa làm như thể họ đã thuộc một nước tân tiến về mặt kinh tế. Chúng ta phải khôi phục vài ý thức hy sinh trước đây và tinh thần thách đố tương lai vì chúng ta vẫn còn
sống trong những năm tháng đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực làm việc. Nếu bạn thật sự nghĩ về điều này từ viễn cảnh của một thế hệ hy sinh cho thế hệ kế tiếp, thì mỗi thế hệ phải hy sinh cho một thế hệ tương lai
tốt đẹp hơn. Dù có thực hiện những điều gì đi chăng nữa thì thế hệ nào cũng có trách nhiệm hy sinh, sự hy sinh của một thế hệ sẽ mang lại sự hân hoan cho thế hệ kế tiếp.
Đứa bé hái quả từ cái cây mà người ông đã trồng. Nếu không có cái cây thì không có gì cho đứa bé hái cả. Nếu cả thế hệ trước chỉ nghĩ về mình mà thôi thì sẽ còn lại cái gì? Ngay cả khi chúng ta không có mặt ở đó để hái quả thì cũng phải có trách nhiệm trồng cây. Thật là vui mừng khi nghĩ rằng đứa cháu hái
quả từ cây và nghĩ về những gì mà ông mình đã làm và tại sao ông mình lại làm thế.
Chỉ có sự hy sinh khi bạn gạt bỏ mọi suy tính về cá nhân mình. Khi bạn chỉ nghĩ về những người khác và lợi ích cho người khác hơn là hưởng bổng lộc và lòng tham cho cá nhân mình. Sự hy sinh là hình
thức cuối cùng của lòng vị tha.
Nguyên tắc này rất rõ. Nếu một thế hệ tự hy sinh thì thế hệ sau sẽ gặt được một vụ mùa bội thu. Còn khi một thế hệ không chịu hy sinh vì muốn có lợi ích và thoải mái cho riêng mình thì nó sẽ không mang lại
sự trù phú và thịnh vượng nào cho thế hệ sau. Điều này vừa ích kỷ vừa ngu xuẩn.
Các bạn thanh niên ngày nay dường như không thích chữ "hy sinh" và khuynh hướng này bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cá nhân phương Tây và khuynh hướng xã hội muốn có một cuộc sống khá hơn ngay lập
tức. Còn chữ "cống hiến" thì sao? "Hy sinh" và "cống hiến" là những chữ thường dùng rất gần đây, nhưng dường như thanh niên ngày nay không bao giờ được dạy những điều đó. Không ai nói cho thế hệ
thanh niên ngày nay biết là phải hy sinh hay cống hiến cho một sự nghiệp lớn lao hơn.
Vì không có ai nói nên xin hãy để tôi nói: "Hãy hy sinh cho tương lai và cống hiến cho lợi ích chung. Chỉ làm những gì của mình và hãy từ bỏ những gì của riêng mình cho sự nghiệp vĩ đại hơn, mới là cách
số một có giá trị nhất".
Thế hệ của tôi đã phải ngã gục xuống mặt đất để hy sinh cho tương lai. Bạn là những người sắp gặt hái thành quả, nhưng đừng quên rằng bạn cũng phải ngã xuống để thế hệ sau đưực gặt hái cái gì đó. Và năm nay, tôi không thể hứa với gia đình là sẽ có mặt ở nhà vào ngày sinh nhật của vợ con và tôi thật
sự cảm thấy ân hận về điều đó. Nhưng tôi cũng rất biết ơn là đă có một gia đình thông cảm với tôi. Đừng bao giờ quên rằng bạn là thế hệ đầu tiên của Hàn Quốc bước ra trung tâm sân khấu và mở ra kỷ
nguyên Quốc tế hoá đầy đủ sắp tới.