Người giàu một vấn đề

Một phần của tài liệu Bài học từ thế giới loài nhện (Trang 76 - 78)

Vài năm trở lại đây chúng ta đã trở nên khá giàu. Thu nhập bình quân đã đạt đến 5.000 đôla. Đường phố tấp nập xe cộ, các cửa hàng đồ sộ phô bày nhiều hàng hoá choáng lộn và cánh cửa ra nước ngoài đã mở cho tất cả mọi người.

Tuy vậy, thật không may là một trong những hiệu ứng phụ đi kèm sự giàu có bột phát đó là nạn tiêu xài lãng phí, một khuynh hướng đang lan rộng trong xã hội như một bệnh truyền nhiễm. Tuy chúng ta đã giàu lên song tôi nghĩ rằng chưa phải là lúc ta có thể vung tay được.

Mặc dù thu nhập bình quân xấp xỉ 5.000 đôla, tôi cho rằng chúng ta chưa thể nói tình hình giống như Nhật Bản hoặc Đài Loan khi họ đạt đến mức 5.000 đôla. Tôi có cảm tưởng rằng mức sống của chúng ta thực ra chỉ ở mức 2.000 đôla. Tính cả nạn lạm phát và trị giá đồng won Hàn Quốc so với đồng dollar, con số 5.000 đôla của chúng ta bây gỉờ chỉ tương đương với 2.000 đôla chứ không như người Nhật và Đài Loan dã đạt được tới cái ngưỡng ấy. Thế nhưng mức tiêu xài của ta thì vẫn tiến đều như Nhật Bản và Đài Loan ngày nay. So với thu nhập bình quân nghĩa là chúng ta tiêu xài quá nhiều.

Hễ ai làm được 2.000 đôla mà tiêu mất 1.000 đôla tức là sắp có chuyện rồi đấy. Làm được 2.000 đôla chỉ nên tiêu ít hơn thì mới là không lãng phí, mới tạo ra được một cuộc sống gia đình đầm ấm và một quốc gia hùng mạnh.

Hình như ai cũng xài tiền như điên, không ai dành dụm hết và như vậy mới thực là tệ hại. Vì vậy ta phải giảm mức tiêu xài đi. Xem ra trí nhớ của người ta thật kém bởi vì chúng ta chỉ mới phá được xiềng xích cùng khổ chưa lâu la gì. Cái kiểu tiêu tiền vung vãi này chẳng khác gì một đứa bé đang tập đi mà đã vội đòi chạy.

Làm ra tiền là quan trọng song biết tiêu nó chỉ khi nào cần cũng quan trọng không kém. Những ai phải vất vả kiếm tiền mới biết giá trị của nó nên không tiêu xài bừa bãi. Mỗi khi nghĩ đến chỗ mồ hôi nước mắt đã đổ ra để kiếm tiền, người ta không thể phí phạm nó được vì làm như vậy tức là khinh rẻ những nỗ lực đã bỏ ra để kiếm nó .

Ngược lại, tiền càng dễ kiếm thì càng dễ tiêu. Ai thèm xót xa cái loại tiền không mất mồ hôi công sức mà vẫn kiếm được. Thứ tiền ấy kiếm được cốt để vung vãỉ mà.

Vậy thì cái thói tiêu pha bạt mạng đang lan tràn trong xã hội chúng ta ấy nghĩa là thế nào? Tôi thiết tưởng hoặc là người ta đã quên mất tầm quan trọng của đồng tiền khó nhọc mới làm ra được hoặc có nhiều người kiếm tiền dễ dàng quá. Cả hai đằng, đằng nào cũng đáng lo ngại cả.

Về phần mình, tôi cảm thấy chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng trong lịch sử nước nhà, thời điểm đòi hỏi mỗi người phải biết bỏ những xu hướng không hay ho gì ấy. Chúng ta đang đứng trước ngã ba đường hoặc tiếp tục phát triển nhanh nền kinh tế để trở thành một quốc gia tiên tiến hoặc bị tụt hậu. Vì

vậy ta cần tiếp thêm tinh thần yêu nước vào công việc của mình. Ta phải khơi lại khí thế của những năm 60 và 70, khí thế yêu nước sục sôi, sẵn sàng xả thân vì nước. Tôi cho rằng ta phải làm sống lại sự cần cù và tiết kiệm để đất nước ta tiếp tục tiến lên.

Người Nhật mặc dù sống khá hơn ta nhiều song họ rất thanh đạm. Thậm chí chủ tịch các công ty lớn cũng chỉ ở trong những ngôi nhà 100 - 130 m2 bày biện sơ sài. Chủ tịch công ty Toshiba khổng lồ mỗi năm kiếm được trên 100 tỷ yên vậy mà chỉ sống trong một ngôi nhà 83 m2 và mỗi tháng chỉ tiêu có 150 nghìn yên. Ngược lại, ở đây lại có chủ tịch các hãng nhỏ mà dùng cả toà nhà hơn 330 m2 đầy những đồ đạc nhập ngoại xa hoa.

Người Nhật còn nổi tiếng là tiết kiệm nhất thế giới. Chính vì tiết kiệm mà ngày nay Nhật Bản là một trong những nước giàu nhất thế giới. Có những điều ta cần học ở người khác, mà về khoản giản dị và tiết kiệm thì ta còn thua người Nhật nhiều lắm.

Thói tiêu tiền cũng giống như tệ cờ bạc đã càng tiêu thì càng hăng, bắt đầu vung tiền thì khó mà kìm lại được. Vì vậy ngay từ đầu ta phải răn mình, phải coi trọng sự giản dị và tiết kiệm. Một khi đã được nếm qua một thứ gì ngon ngọt thì lần sau khó mà cầm lòng nổi. Chẳng hạn một người đang sống trong ngôi nhà lớn thì gần như không thể đánh đổi nó để lấy căn nhà nhỏ hơn và không có gì khó khăn hơn là thuyết phục một người quen đi xe riêng trở lại dùng phương tiện giao thông công cộng.

Tiêu xài hoang phí là rất nguy hiểm, rất dễ trở thành thói quen xấu. Một quốc gia toàn những người tiêu xài quá nhu cầu là một quốc gia lâm nguy. Tuy thế cái nguy hiểm chính không phải ở chỗ lãng phí tiền của. Sự hoang phí ảnh hưởng đến tinh thần tập thể, người ta trở nên ngại khó nhọc, thích hưởng lạc và quay lưng lại thực tế. Họ thích chơi hơn làm, buông trôi trong lười biếng và phóng túng thay vì chăm chỉ, cần kiệm. Đáng lẽ phải dành dụm từng món tiền nhỏ họ lại ăn chơi một cách bán trời không văn tự. Tất cả những cái đó sẽ đưa đến sự tha hoá và suy đồi của bản chất con người, tức là của dân tộc và quốc gia.

Xem ra ai cũng tiêu tiền như nước. Cả xã hội bị cuốn theo cơn sóng tiêu tiền đó, đã đến lúc chúng ta phải thức tỉnh lại. Sự phung phí ấy là một phần trong sự rối loạn tinh thần của đất nước và căn bệnh này lây lan bởi những người giàu. Căn bệnh đó lan đến các cấp lãnh đạo của xã hội, những người có sứ mệnh phải ngăn chặn khuynh hướng này. Kết quả là cái vực ngăn cách giữa các giai cấp trong xã hội càng rộng thêm ra. Từ đây có những gia đình mỗi người một xe hơi và những gia đình khác lại không đủ chỗ để mọi người duỗi chân tay. Có những người như phát rồ phát dại đâm đầu vào các câu lạc bộ chơi golf hay đi lướt ván trong khi ở các gia đình khác người ta phải tự sát để thoát cảnh bần cùng. Vì vậy đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, một mâu thuẫn hết sức to lớn.

Người giàu nên rút bớt mức sống của mình xuống. Thay vì tiêu xài bừa bãi họ nên chia sẻ của cải cho người nghèo. Chúng ta phải khôi phục lại đạo lý về sự phồn vinh công cộng. Người giàu cần phải cắt giảm bớt những quyền lợi mà hãy bắc cây cầu nối liền cái hố ngăn cách giàu nghèo. Đất nước sẽ lâm nguy nếu người giàu nghĩ rằng tiền mình mình xài, không can gì đến ai. Nếu họ cứ tiếp tục tiêu pha văng mạng thì họ sẽ đưa đất nước đến thảm hoạ bởi căn bệnh hoang phí là kinh niên đồng thờì nó khoét thêm vực sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, làm cho mâu thuẫn xã hội sẽ ngày càng phức

tạp.

Vài năm trưóc trong một hoạt động xã hội của các quan chức cao cấp cùng vợ con họ, một phù nhân nọ đã xuất hiện trước công chúng trong chiếc áo lông đắt tiền. Tôi biết chắc rằng người kia không thể sắm nổi cái áo cho bà vợ bằng tiền lương của mình. Trong nhà họ mỗi người đều có mấy xe hơi. Rõ ràng là họ vung tay quá trán trừ phi họ có nguồn thu nhập ám muội nào đó. Và bởi vì người kia làm việc trong cơ quan kiểm soát nên nhiều người cho rằng phẩm hạnh của ông ta không phải không có những nghi vấn.

Tôi không khỏi nghĩ rằng sự xa hoa đó rất dễ lan sang các nhân viên khác nên tôi ra lệnh bãi chức ông ta. Riêng với tôi, việc bà vợ ông ta có áo lông vô cùng đắt tiền là điều không thể bỏ qua được. Vậy ông ta phải bị sa thải.

Trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội tỷ lệ thuận với tài sản của người đó. Mọi cái ta có đều thông qua và nhờ xã hội, bất luận là tài sản, danh tiếng hay quyền lực. Mà xã hội trao những thứ đó cho ta không phải để dùng vào mục đích ích kỷ của ta. Xă hội ban nó cho ta để ta hoàn trả cho xã hội một cách xứng đáng nhất. Nói cách khác, ta càng có nhiều thì càng phải thanh bạch, càng có trách nhiệm lớn hơn, lãnh đạo quốc gia theo phương hướng lành mạnh bằng cách làm việc nhiều hơn và sống liêm khiết hơn người khác. Chúng ta giờ đây đã giàu có hơn bao giờ hết nhưng chưa đến mức có thể vênh váo phô trương. Chúng ta đang đứng ở ngã ba đường hoặc trở thành một quốc gia tiên tiến hoặc ngồi lại tại chỗ. Hãy nhớ rằng trở ngại lớn nhất ngăn cản chúng ta trở thành một nước hùng cường là sự xa xỉ và tiêu xài quá độ.

Hãy trả lại vị trí xứng đáng cho đạo đức lao động. Hãy khôi phục lại thái độ lành mạnh. Hăy gìn giữ sự phồn vinh hôm nay cho ngày mai phồn vinh hơn nữa, hãy kiềm chế tham vọng của mình để có thể trao lại cho thế hệ kế tiếp một xã hội giàu mạnh hơn, ổn định hơn. Hãy làm việc cần cù và sống thanh đạm hơn.

Một phần của tài liệu Bài học từ thế giới loài nhện (Trang 76 - 78)