Chứng từ theo dõi sản phẩm Bảng định mức sản phẩm:

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Tỉnh Bình Dương.pdf (Trang 59 - 62)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở BÌNH DƯƠNG

3.4.2.3 Chứng từ theo dõi sản phẩm Bảng định mức sản phẩm:

Định mức sản phẩm là một chứng từ lập sẳn, có tính hướng dẫn để thực hiện công việc cấp phát vật tư, dự báo tồn kho, tính giá thành, phân tích biến động chi phí. Khi mỗi sản phẩm chuẩn bị sản xuất thì lập cho nó một bảng định mức, trên đó thể hiện tất cả các yếu tố chi phí của sản phẩm đó.

Các chỉ tiêu cần phải có trong bộ định mức sản phẩm là: mã sản phẩm, tên sản phẩm, mã vật liệu, tên vật liệu, số lượng, đơn giá vật liệu, tổng giá trị vật liệu, định mức chi phí sản xuất sản phẩm….Nếu như được lập chuẩn xác, mã hoá đúng đối tượng thì giúp đơn giản hoá rất nhiều công tác cấp phát vật tư , dự báo tồn kho cũng như việc tính chính xác giá thành sản phẩm.

Bảng số 07: MẪU BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN LIỆU VẬT TƯ SẢN XUẤT

Công ty….. BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN LIỆU VẬT TƯ SẢN XUẤT Tên sản phẩm ………

Phân xưởng, công đoạn……… Ngày dự định sản xuất………

Tên nguyên liệu, vật tư Mã vật tư Số lượng Đơn giá mua Thành tiền

X Y Z

Tổng

Các ô này ghi theo mã số quy định chung

Các ô ghi mã quản lý vật tư

Người lập Quản lý định mức

Ô tên sản phẩm, phân xưởng, mã vật tư ghi đúng mã số tương ứng. Việc

lập định mức rõ ràng như thế rất thuận tiện cho việc tính toán số liệu vật tư để cấp phát. Ví dụ khi cấp phát chỉ cần khai báo mã sản phẩm cùng với số lượng cần sản xuất thì tất cả các loại vật tư, số lượng bao nhiêu chương trình phần mềm

(nếu doanh nghiệp có dùng phần mềm quản lý) sẽ tự tính toán. Điều này tiết kiệm thời gian và tăng mức độ chính xác số liệu kế toán.

Phiếu ghi nhận sản phẩm hoàn thành:

Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ là sản phẩm trãi qua nhiều công đoạn, thành phẩm công đoạn trước là nguyên liệu cho công đoạn sau. Do vậy để tính toán được chính xác giá thành của bán thành phẩm các công đoạn thì một công cụ không thể thiếu đó là: phiếu ghi nhận sản phẩm hoàn thành. Phiếu này như một bản “lý lịch” sản phẩm, trên đó có các chỉ tiêu: tên phân xưởng sản xuất, tên công đoạn sản xuất, tên sản phẩm, số lượng sản phẩm hoàn thành, chi phí tập họp cho sản phẩm, chi tiết nguyên liệu vật tư và chi phí sản xuất. Phiếu này là cơ sở để tập họp tính giá thành sản phẩm.

Bảng số 08: MẪU PHIẾU GHI NHẬN SẢN PHẨM HOÀN THÀNH

Công ty….. PHIẾU GHI NHẬN SẢN PHẨM HOÀN THÀNH Phân xưởng, công đoạn ……….

Tên sản phẩm Mã số Số lượng Tổng chi phí Chi phí đơn vị

X Y Z Tổng

Người lập Quản lý trực tiếp

Ghi theo mã quy định chung

Cột tên phân xưởng, tên sản phẩm, mã số, số lượng thì người theo dõi ghi

nhận mỗi khi nhập kho. Cột tổng chi phí và chi phí đơn vị được ghi nhận sau khi tập họp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Phiếu theo dõi năng suất lao động:

Bảng lương và bảng chấm công trên hệ thống chứng từ kế toán không phản ánh được năng suất lao động. Do vậy kế toán quản trị phải lập phiếu này để đánh giá được năng suất lao động từng người, từng bộ phận, công đoạn, phân xưởng. Các chỉ tiêu trên phiếu theo dõi năng suất lao động gồm có: tên công nhân thuộc bộ phận sản xuất, số giờ lao động, số sản phẩm hoàn thành, lượng sản phẩm hoàn thành /công đoạn. Chứng từ này là căn cứ để phân tích tình hình lao động, kịp thời có các biện pháp quản lý, khuyến khích, điều chỉnh hợp lý trong bố trí lao động.

Bảng số 09: MẪU PHIẾU THEO DÕI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Công ty….. PHIẾU THEO DÕI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Phân xưởng, công đoạn ……….

Sản phẩm ………..

Tên công nhân Mã số Số lượng sp Tổng giờ công Năng suất

X Y Z Tổng

Người lập Quản lý trực tiếp

Các ô ghi theo mã quy định chung

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Tỉnh Bình Dương.pdf (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)