621 K X01 B001.
3.7.2 Kiến nghị cho những nghiên cứu sắp tớ
Kế toán quản trị điển hình của mô hình quản lý theo mục tiêu tài chính (MBO-Management By Financical Ojective). Đây là mô hình đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển sản xuất và phát triển kinh tế của nhiều nước trong thế kỷ qua. Tuy nhiên do tính cạnh tranh trên thương trường ngày càng gay
gắt, bản thân mô hình quản lý MBO cũng không thích nghi, đổi mới kịp thời với thời đại, vì thế nó bộc lộ hạn chế.
Trong khoảng 15 năm trở lại đây, giới quản trị bắt đầu chú trọng đến mô hình quản lý mới đó là quản lý theo quá trình (MBP – Management By Process). Hệ thống quản lý chất lượng QMS là một dạng của mô hình quản lý này. Tuy nhiên theo tác giả đề tài này, mô hình quản lý MBP cũng có hạn chế là quá chú trọng đến xây dựng quá trình mà không quan tâm đến việc xây dựng, xử lý nguồn thông tin, số liệu cung cấp. Do vậy đây cũng không phải là mô hình hoàn hảo. Điều minh chứng là việc ứng dụng ISO có lúc trở thành một phong trào, nhiều doanh nghiệp đang gặp phải những khó khăn trong quá trình áp dụng.
Do vậy việc nghiên cứu sâu hơn về mối liên hệ giữa hai mô hình quản lý MBO và MBP mà điển hình là sự liên hệ của hệ thống kế toán quản trị và hệ thống quản trị chất lượng QMS là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các công trình nghiên cứu kế tiếp nên đi sâu tìm hiểu điểm chung giữa hai hệ thống, tìm ra những hạn chế của mỗi hệ thống và đưa ra các cách khắc phục, cũng như bổ sung thêm nội dung để hoàn thiện hệ thống quản lý.
KẾT LUẬN
Đây là một công trình được nghiên cứu và đang đưa vào ứng dụng thực tế tại Công ty Cổ phần Hưng Vượng, xuất phát từ những nhu cầu được xem là cấp thiết về số liệu phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Tại công ty này, hệ thống kế toán quản trị đã phát huy tác dụng tích cực giúp cho các cấp quản lý doanh nghiệp ra và thực thi các quyết định hiệu quả hơn. Thông quá quá trình xây dựng hệ thống kế toán quản trị, các mặt quản lý khác của công ty cũng được cũng cố và hoàn thiện hơn như: quản lý kế toán, tài chính, kiểm soát vận hành sản xuất, quản lý chất lượng.
Tác giả đề tài có nhiều năm là việc trong ngành chế biến gỗ, trực tiếp quản lý công tác tài chính kế toán, có điều kiện tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các doanh nghiệp cùng ngành khác. Thông qua đó tác giả nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn của Công ty Cổ phần Hưng Vượng nói riêng và của các doanh nghiệp chế biến gỗ khác nói chung, xác định được mức độ nhu cầu về thông tin kế toán phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp. Những thuận lợi đó đã quyết định cho sự thành công của việc ứng dụng kế toán quản trị vào thực tế.
Đề tài được xây dựng dựa trên sự xem xét ở bình diện các doanh nghiệp cùng ngành, nên có thể ứng dụng tốt vào các doanh nghiệp chế biến gỗ khác, và cũng có thể mở rộng ra cho nhiều doanh nghiệp sản xuất. Nội dung đề tài được xây dựng theo hướng cũng cố những nội dung đã ứng dụng, hoàn thiện các nội dung đang triển khai và định hướng một số nội dung để hoàn chỉnh hệ thống kế toán quản trị. Để thuận lợi cho việc ứng dụng, nội dung chia làm hai nhóm:
Nhóm thứ nhất là các nội dung thuộc về công tác triển khai, đề cập đến các kỹ thuật cơ bản của kế toán quản trị bao gồm: cách lập hệ thống dự toán; cách lập hệ thống kiểm soát vận hành sản xuất và cách xây dựng hệ thống ra
quyết định. Quá trình lập dự toán chia làm sáu bước, hệ thống kiểm soát chia làm ba cấp độ và cách chuyển tải thông tin cho quản trị cấp cao để ra quyết định thông qua các bài phân tích được tác giả nhấn mạnh ở nội dung này.
Nhóm thứ hai là nội dung thuộc về công tác tổ chức hệ thống kế toán quản trị bao gồm: cách thức xây dựng mô hình tổ chức bộ phận kế toán quản trị đã đưa ra các yêu cầu, năm bước thực hiện, mô hình chung và được minh hoạ cụ thể; cách thiết kế chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán quản trị xây dựng theo cách khoa học, dễ áp dụng, dùng chung cho cả kế toán tài chính và kế toán quản trị và dễ dàng tin học hoá.
Điểm đặc biệt ở đề tài này là tác giả đã nêu ra mối quan hệ giữa hệ thống kế toán quản trị và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Ở hai hệ thống này có những điểm giống nhau và khác nhau. Qua việc nghiên cứu tác giả đã nêu bật vai trò bổ sung của kế toán quản trị đối với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 ở các mặt mà hệ thống này còn thiếu.
Cách trình bày những vấn đề được xây dựng có tính trật tự, hệ thống, các bước tiến hành cụ thể. Người đọc sẽ bắt gặp ở phần cuối luận văn các bước cần thiết khi bắt tay vào xây dựng và ứng dụng hệ thống kế toán quản trị mà tác giả kiến nghị dựa trên những kinh nghiệm thực tế.
Tác giả muốn thông qua đề tài này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của kế toán quản trị đối với công tác quản lý doanh nghiệp hiện tại và nhằm chứng minh rằng những những lý thuyết được giảng dạy ở nhà trường là nền tảng cho những ứng dụng trong thực tế, nhưng phải biết cách uyển chuyển và linh động khi áp dụng tại doanh nghiệp. Tác giả rất tâm đắc với đề tài và xem đây là bước khởi đầu thuận lợi làm nền tảng cho việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn môn học này.