Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ bốc xếp tại công ty TNHHMTV Cảng Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá dịch vụ bốc xếp tại CTY TNHH MTV CẢNG ĐÀ NẴNG.doc (Trang 53 - 58)

giá thành dịch vụ bốc xếp tại công ty TNHHMTV Cảng Đà Nẵng

1. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

a. Nội dung hạch toán chi phí

Thực tế ở Cảng việc xác định chi phí nhiên liệu là dựa vào định mức tiêu hao cho một tấn hàng bốc xếp đối với các loại phương tiện. Do đó, có thể thấy ở bộ phận bốc xếp, các loại phương tiện chuyên chở hàng rời do không xác định được trọng lượng chuyên chở nên để xác định chi phí nhiên liệu tiêu hao Cảng đã áp dụng phương pháp tính nhiên liệu bình quân theo từng chuyến chuyên chở.

Xuất phát từ tình hình đó, ta cần xác định trọng lượng chuyên chở hàng rời trên từng chuyến xe. Sau đó căn cứ vào định mức quy định để tính ra số nhiên liệu tiêu dùng thực tế. Để xác định trọng lượng chuyên chở trên từng chuyến xe ta có thể áp dụng phương pháp đo khối lượng, sau đó quy ra trọng lượng. Để thực hiện phương pháp này, các loại phương tiện chuyên chở phải qua cân đo để xác định khối lượng, trọng lượng. Từ thực tế xác định được ta có thể đưa ra hệ số để quy khối lượng ra trọng lượng.

Việc áp dụng phương pháp trên nhằm hạn chế việc tiêu hao nhiên liệu, tránh trường hợp người chuyên chở chỉ lo chạy theo chuyến để được cung cấp nhiên liệu mà bỏ qua trọng lượng hàng chuyên chở. Từ đó sẽ làm cho chi phí về nguyên vật liệu tăng lên và việc tính giá thành không còn chính xác.

b. Chứng từ sổ sách sử dụng

Hệ thống chứng từ, sổ kế toán chi tiết được tổ chức chặt chẽ đồng bộ khoa học là điều kiện đảm bảo cho công tác tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do ở Cảng, chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều, đa dạng nên nếu như hệ thống kế toán được tổ chức và theo một cách chặt chẽ sẽ tạo điều kiện không những cho việc quản lý vốn, tài sản mà còn tạo điều kiện cho việc hạch toán và phân bổ chi phí một cách chính xác đến từng đối tượng chịu chi phí.

Cảng nên có thêm các biểu mẫu chi tiết riêng phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin tổng hợp.

Chẳng hạn như để quản lý việc sử dụng vật tư thì Cảng nên có thêm phiếu sử dụng vật tư. Mục đích của việc sử dụng phiếu này là chi tiết hoá việc sử dụng vật tư theo phiếu xuất kho. Phiếu này là căn cứ để theo dõi tình hình sử dụng vật tư có đúng theo yêu cầu hay không. Đồng thời nó còn là cở sở cho việc kiểm tra tình hình vật tư cuối kỳ và hạch toán chính xác giá thành sản phẩm.

Phiếu này sẽ được lập dưới xí nghiệp sau mỗi lần xuất kho vật tư do thống kê xí nghiệp lập và chỉ theo dõi về mặt số lượng

PHIẾU SỬ DỤNG VẬT TƯ

Ngày : Số phiếu xuất :

STT Tên vật tư ĐVT Tổng

nhận Đã sử dụng Còn lại Mục đích sử dụng Ghi chú

1 Dầu Castrol HD 40 lít 100 80 20 Bốc xếp Tiên Sa

2 Dầu varlor HD 40 lít 85 85 0 Bốc xếp Tiên Sa Cơ giới

Ngoài ra, kế toán nên theo dõi nhập lại kho những công cụ dụng cụ, phụ tùng báo hỏng được thay mới bằng cách khi xuất kho đồng thời yêu cầu thủ kho kí nhận lại kho công cụ dụng cụ, phụ tùng cũ.

2. Đối với chi phí nhân công trực tiếp

a. Nội dung hạch toán

Thực tế tại các xí nghiệp việc hạch toán chi phí tiền lương dựa trên căn cứ bảng trích lương là không hợp lý mà trước hết phải dựa trên bảng tổng hợp thanh toán lương của các bộ phận cho phù hợp với quy định kế toán, sau đó mới tiến hành trích thêm cho đủ quỹ lương đã trích theo tỉ lệ xác định.

Sau khi nhận được bảng thanh toán lương của các bộ phận do bộ phận tính lương tính gởi sang, kế toán nên tiến hành lập bảng hạch toán lương.

Từ chứng từ gốc là bảng hạch toán lương, kế toán tiến hành lên chứng từ ghi sổ

Trong doanh thu giao khoán thì xí nghiệp Cảng Tiên Sa được trích 24% cho quỹ lương để chi lương tại xí nghiệp. Vì vậy sau khi hạch toán chi phí lương trên bảng thanh toán lương kế toán mới tiến hành lập bảng trích lương tiếp cho đủ quỹ lương đã trích theo một tỉ lệ xác định cho từng hoạt động. Tỉ lệ đó được xác định dựa trên chi phí lương đã hạch toán của từng bộ phận trên tổng chi phí lương đã hạch toán.

TRÍCH LƯƠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHÍNH THÁNG 03 NĂM 2010

Tiền lương được trích : 2,862,987,344

Đã hạch toán tháng 3 : 1,971,589,817

Còn hạch toán bổ sung : 891,397,527

Tiền lương phải trả CNV Tỷ lệ % Trích lương SXC * Chi phí nhân công trực tiếp 1,866,405,841 94.67% 843,841,623

Bốc xếp 1,606,387,114 86.07% 726,281,648

Kho hàng 260,018,727 13.93% 117,559,975

* Chi phí sản xuất chung 105,183,976 5.33% 47,555,904

Tổng cộng 1,971,589,817 100.00% 891,397,527

Sau đó, căn cứ vào bảng trích lương bổ sung lập chứng từ ghi sổ trích lương bổ sung.

BẢNG HẠCH TOÁN LƯƠNG THÁNG 03 NĂM 2010

Nội dung Số tiền Ghi Nợ TK liên quan Ghi có TK 334TK 622 TK 627 Bốc xếp Kho hàng * Tạm ứng kỳ 1 394,317,963 321,277,423 52,003,745 21,036,795 * Lương kỳ 2 1,497,332,032 1,285,109,691 208,014,982 4,207,359 Cộng 1,971,589,817 1,606,387,114 260,018,727 105,183,976 Xí nghiệp xếp dỡ Tiên Sa Kèm theo chứng từ gốc CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:

Trích yếu Số hiệu TK Số tiền

Nợ Nợ

Trích lương sản xuất kinh doanh chính 62211 33411.01 1,606,387,114 1,606,387,114

tháng 03 năm 2010 62212 33411.01 260,018,727 260,018,727

62711 341101 105,183,976 105,183,976

Cộng 1,971,589,817 1,971,589,817

Người lập Kế toán trưởng

Tỷ lệ = Chi phí lương đã hạch toán của từng hoạt động

Xí nghiệp xếp dỡ Tiên Sa Kèm theo chứng từ gốc CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: Số hiệu TK Số tiền Nợ Nợ Trích lương bổ sung SXC tháng 02/2009 62211 33411.01 726,281,648 726,281,648 62212 33411.01 117,559,975 117,559,975 62711 341101 47,555,904 47,555,904 Cộng 891,397,527 891,397,527

Người lập Kế toán trưởng

Khi hạch toán như vậy vẫn đảm bảo tổng khoản chi phí tính vào chi phí nhân công trực tiếp nhưng sẽ hợp lý hơn khi sử dụng bảng trích lương, và phân bổ khoản trích thêm cho tất cả các bộ phận liên quan.

Đối với trình tự hạch toán là như vậy, tuy nhiên việc đưa chi phí lương của một số bộ phận phục vụ (như bảo vệ, căn tin…)vào chi phí nhân công trực tiếp của bốc xếp là không hợp lý mà khoản chi phí này phải tập hợp vào chi phí sản xuất chung và phân bổ cho các lĩnh vực mà các bộ phận đó phục vụ.

3 Chi phí sản xuất chung:

Đối với những khoản chi phí phát sinh cho xí nghiệp Sông Hàn là đơn vị được xác định kết quả kinh doanh riêng mà hóa đơn phát hành về trên văn phòng Cảng để văn phòng Cảng chi hộ thì kế toán tại văn phòng cảng không được hạch toán vào chi phí mà phải phản ánh là một khoản phải thu nội bộ và chuyển cho xí nghiệp Sông Hàn hạch toán vào chi phí tại xí nghiệp như vậy mới phù hợp với doanh thu và lợi nhuận của xí nghiệp.

Ngoài ra ở Cảng, các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh đều được tính hết cho lĩnh vực bốc xếp là không hợp lý mà phải tiến hành phân bổ cho cả kho hàng và bốc xếp thì việc tính giá thành dịch vụ mới chính xác. Và để cho việc phân bổ và đảm bảo giá thành xác định hợp lý hơn đồng thời quản lý được chi phí Cảng nên tổ chức vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động. Khả năng vận dụng phương pháp này ở Cảng là rất cao vì tại Cảng hầu hết các chi phí phát sinh trong quá trình cung cấp lao cụ dịch vụ cho khách hàng khi đến làm hàng là tại các xí nghiệp. Đồng thời, tại các xí nghiệp đã có tổ chức các bộ phận, tổ công tác đầy đủ có khả năng cung cấp thông tin một cách chính xác. Chính vì thê dựa vào cơ cấu tổ chức sản xuất tại các xí nghiệp ta có thể tổ chức được các bộ phận để tập hợp chi phí cho từng nhóm, bộ phận đó để tiến hành phân bổ cho dịch vụ bốc xếp và kho hàng. Còn đối với những chi phí có thể xác định trực tiếp vào hoạt động chịu chi phí thì sẽ tập hợp trực tiếp vào hoạt động đó. Với cách thức tập hợp chi phí theo các hoạt động, các tổ bộ phận như trên không những xác định được chi phí phát sinh ở từng bộ phận để tiến hành phân bổ tính giá thành một cách chính xác mà còn có thể quản lý, kiểm soát được chi phí phát sinh ở mỗi bộ phận khi chi phí sản xuất tăng đột biến thì có thể xác định được chi phí đó phát sinh ở hoạt động, bộ phận nào để có biện pháp thích hợp tiết kiệm chi phí .

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh ở Cảng là không có sản phẩm dỡ dang đầu kỳ và cuối kỳ, tất cả chi phí phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành để làm cơ sở xác định giá vốn cho từng lĩnh vực hoạt động. Việc xác định giá vốn có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động cuối cùng của từng lĩnh vực hoạt động. Với việc tập hợp chi phí như trên thì đối với những chi phí phát sinh tại các bộ phận mang tính chất phục vụ thì không thể đưa hết vào cho một hoạt động nào hoặc cộng chung tất cả các bộ phận này lại rồi phân bổ theo một tiêu thức chung nào đó như việc phân bổ chi phí trong kế toán tài chính. Chính vì thế chi phí phát sinh tại các bộ phận mang tính chất phục vụ chung sẽ căn cứ vào mức độ phục vụ của từng bộ phận đối với từng lĩnh vực hoạt động mà sẽ lựa chọn căn cứ phân bổ thích hợp.

4 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ

Việc tổng hợp chi phí sản xuất từ báo cáo của xí nghiệp Tiên Sa gởi lên tại văn phòng Cảng nên hạch toán lại các khoản chi phí đó vào từng khoản mục chi phí trên văn phòng Cảng rồi mới kết chuyển vào tài khoản 154, như vậy mới đảm bảo được đúng bản chất của các tài khoản chi phí đó đồng thời sẽ hợp lý hơn.

Ở Cảng Đà Nẵng chưa sử dụng "Thẻ tính giá thành " để tính giá thành sản phẩm dịch vụ hoàn thành. Vậy để thuận tiện cho công tác quản lý giá thành, Cảng nên có Thẻ tính giá thành.

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ

Tháng 03 năm 2010 Tên dịch vụ : Bốc xếp

Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia ra theo khoản mục chi phí

Chi phí NVLTT

Chi phí

NCTT Chi phí SXC

1. Chi phí SXKD đầu kỳ (đồng) 0 0 0 0

2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ (đồng) 7,266,052,593 959,414,752 3,689,665,589 2,616,972,252

3. Chi phí SXKD cuối kỳ(đồng) 0 0 0 0

4. Giá thành dịch vụ trong kỳ( đồng) 7,266,052,593 959,414,752 3,689,665,589 2,616,972,252

5. Giá thành đơn vi. (đồng/TTQ) 24,698 3,261 12,542 8,895

Trên đây là những ý kiến của em để hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ bốc xếp tại Cty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng được tốt hơn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng em nghĩ phần hoàn thiện này vẫn chưa thật sâu sắc, còn thiếu, sai sót.

KẾT LUẬN

Cảng Đà Nẵng là một doanh nghiệp lớn ở khu vực miền trung, đã xây dựng được thương hiệu và uy tín của mình trong và ngoài nước. Những năm qua xí nghiệp đã gặt hái được những thành tựu đáng kể. Để có được điều này thì việc tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vài trò không nhỏ trong hoạt động của Cảng. Theo em, bởi nếu tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm xác định kịp thời, chính xác và đầy đủ các loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã bỏ ra ngoài việc có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định được lợi nhuận đem lại mà còn là phương tiện cho những khả năng tiềm tàng để kiểm soát chi phí, hạ giá thành nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trên cơ sở phương pháp luận đã được trang bị ở nhà trường, trong quá trình quá trình thực tập tại công ty TNHHMTV Cảng Đà Nẵng, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các cô chú, anh chị phòng kế toán của công ty và sự nổ lực cố gắng của bản thân em đã hoàn thành chuyên đề “ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ bốc xếp tại Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng”. Với lượng thời gian và vốn kiến thức còn hạn hẹp nên chuyên đề này chưa thể phản ánh đầy đủ thực tế tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ bốc xếp tại Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng và không tránh khỏi những sai sót nhất định.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Mạnh Toàn và các cô chú, anh chị kế toán ở công ty TNHHMTV Cảng Đà Nẵng đã dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn !

Đà Nẵng, tháng 11 năm 201

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá dịch vụ bốc xếp tại CTY TNHH MTV CẢNG ĐÀ NẴNG.doc (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w